Thời kỳ đồ đá mới tiền gốm: canh tác nông nghiệp và nghi lễ tôn giáo trước khi xuất hiện gốm

Thứ tư - 08/09/2021 09:05
Cập nhật ngày 22 tháng 1 năm 2020, bởi K. Kris Hirst
Nguồn: Hirst, K. Kris. "Pre-Pottery Neolithic: Farming and Feasting Before Pottery." ThoughtCo, Feb. 16, 2021, thoughtco.com/pre-pottery-neolithic-farming-before-ceramics-172259.
https://www.thoughtco.com/pre-pottery-neolithic-farming-before-ceramics-172259
Lược dịch: Nguyễn Huy Nhâm-Bảo tàng Nhân học
Thời kỳ đồ đá mới tiền gốm: canh tác nông nghiệp và nghi lễ tôn giáo trước khi xuất hiện gốm


Thời kỳ đồ đá mới tiền gốm (Pre-Pottery Neolithic viết tắt là PPN) là tên được đặt cho những người thuần hóa thực vật sớm nhất và sống trong các cộng đồng nông nghiệp ở Levant[1] và Cận Đông. Nền văn hóa thời kỳ PPN chứa hầu hết các thuộc tính mà chúng ta nghĩ về đồ đá mới - ngoại trừ đồ gốm, thứ không được sử dụng ở Levant cho đến khoảng năm 5500 trước Công nguyên.
Các ký hiệu PPNA và PPNB (dành cho thời kỳ đồ đá mới tiền gốm A, B, v.v.) được Kathleen Kenyon phát triển lần đầu tiên để sử dụng trong các cuộc khai quật phức tạp tại Jericho, đây có lẽ là địa điểm PPN được biết đến nhiều nhất. PPNC, đề cập đến giai đoạn cuối của Sơ kỳ Đồ đá mới. Thuật ngữ này lần đầu tiên được định nghĩa tại 'Ain Ghazal bởi Gary O. Rollefson.
Niên đại của PPN
PPNA (khoảng 10.500 đến 9.500 cách ngày nay) Jericho, Netiv Hagdud, Nahul Oren, Gesher, Dhar ', Jerf al Ahmar, Abu Hureyra, Göbekli Tepe, Chogha Golan, Beidha
PPNB (khoảng 9.500 đến 8200 cách ngày nay) Abu Hureyra, Ain Ghazal, Çatalhöyük, Cayönü Tepesi, Jericho, Shillourokambos, Chogha Golan, Gobekli Tepe
PPNC (khoảng 8200 đến 7500 cách ngày nay) Hagoshrim, Ain Ghazal
Nghi lễ thời kỳ PPN
Hoạt động lễ nghi trong thời kỳ đồ đá mới tiền gốm đáng chú ý bởi sự hiện diện của các bức tượng hình người có kích thước lớn tại các địa điểm như 'Ain Ghazal và các hộp sọ thạch cao ở ' Ain Ghazal, Jericho, Beisomoun và Kfar HaHoresh. Một hộp sọ bằng thạch cao được tạo ra bằng cách tạo mô hình một bản sao thạch cao của da và các đặc điểm trên hộp sọ người. Trong một số trường hợp, vỏ ốc được sử dụng để làm mắt, và đôi khi chúng được sơn bằng cách sử dụng chu sa[2] (cinnabar) hoặc các nguyên tố giàu sắt khác.
Đã có những kiến trúc lớn, những tòa nhà lớn (do cộng đồng xây dựng để sử dụng làm không gian tụ họp cho những người của cộng đồng đó và những người được coi là đồng minh) được xây dựng trong thời kỳ PPN, tại các địa điểm như Nevali Çori và Hallan Çemi. Những người săn bắn hái lượm của thời kỳ PPN cũng xây dựng nên các địa điểm quan trọng để thực hành lễ nghi như Göbekli Tepe[3]. Đây rõ ràng là một cấu trúc xây dựng cho mục đích tập trung thực hành nghi lễ chứ không phải là địa điểm cư trú.
Cây trồng của thời kỳ đồ đá mới tiền gốm
Các loại cây trồng được thuần hóa thời kỳ PPN bao gồm các loại như: ngũ cốc (lúa mì và lúa mạch), các loại đậu (đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu tằm đắng và đậu xanh) và cây trồng lấy sợi (lanh). Các dạng thuần hóa của những loại cây này đã được khai quật tại các địa điểm như Abu Hurera , Cafer Hüyük, Cayönü và Nevali Çori.
Ngoài ra, các địa điểm Gilgal và Netiv Hagdud đã cung cấp một số bằng chứng hỗ trợ việc thuần hóa cây vả (fig-tree) trong thời kỳ PPNA. Động vật được thuần hóa trong PPNB bao gồm cừu, dê và có thể cả gia súc.
Thuần hóa liệu có phải một quá trình hợp tác?
Một nghiên cứu gần đây tại địa điểm Chogha Golan ở Iran (Riehl, Zeidi và Conard 2013) đã cung cấp thông tin liên quan đến sự truyền bá rộng rãi và tính chất cộng tác rõ ràng của quá trình thuần hóa. Dựa trên việc bảo tồn các tàn tích thực vật, các nhà nghiên cứu đã có thể so sánh quần thể Chogha Golan với các địa điểm PPN khác từ khắp nơi trên Fertile Crescent và mở rộng sang Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Cyprus, và kết luận rằng rất có thể đã có thông tin liên vùng (inter-regional information) và sự lan tỏa cây trồng (crop flow), có thể giải thích cho sự phát minh gần như đồng thời của nông nghiệp trong vùng.
Đặc biệt, họ lưu ý rằng việc thuần hóa cây trồng lấy hạt (như lúa mì emmer và lúa mạch emmer, einkorn) dường như đã phát sinh khắp khu vực cùng lúc, dẫn đến một kết luận đưa ra bởi Dự án nghiên cứu thời kỳ đồ đá Tübingen-Iran (TISARP) là: chắc chắn đã diễn ra việc lan tỏa thông tin liên khu vực về thuần hóa cây trồng.
Nguồn tham khảo:
  • Garrard AN, and Byrd BF. 2013. Beyond the Fertile Crescent: Late Palaeolithic and Neolithic Communities of the Jordanian Steppe. The Azraq Basin Project. Oxford: Oxbow Press.
  • Goren Y, Goring-Morris AN, and Segal I. 2001. The Technology of Skull Modelling in the Pre-Pottery Neolithic B (PPNB): Regional Variability, the Relation of Technology and Iconography and their Archaeological Implications. Journal of Archaeological Science 28(7):671-690.
  • Haber A, and Dayan T. 2004. Analyzing the process of domestication: Hagoshrim as a case study. Journal of Archaeological Science 31(11):1587-1601.
  • Hardy-Smith T, and Edwards PC. 2004. The Garbage Crisis in prehistory: artefact discard patterns at the Early Natufian site of Wadi Hammeh 27 and the origins of household refuse disposal strategies. Journal of Anthropological Archaeology 23(3):253-289.
  • Kuijt I. 2000. People and Space in Early Agricultural Villages: Exploring Daily Lives, Community Size, and Architecture in the Late Pre-Pottery Neolithic. Journal of Anthropological Archaeology 19(1):75-102.
  • Lev-Yadun S, Abbo S, and Doebley J. 2002. Wheat, rye, and barley on the cob? Nature Biotechnology 20(4):337-338.
  • Pinhasi R, and Pluciennik M. 2004. A Regional Biological Approach to the Spread of Farming in Europe: Anatolia, the Levant, South-Eastern Europe, and the Mediterranean. Current Anthropology 45(S4):S59-S82.
  • Riehl S, Pustovoytov K, Weippert H, Klett S, and Hole F. 2014. Drought stress variability in ancient Near Eastern agricultural systems evidenced by d13C in barley grain. Proceedings of the National Academy of Sciences 111(34):12348-12353.
  • Riehl S, Zeidi M, and Conard NJ. 2013. Emergence of agriculture in the foothills of the Zagros mountains of Iran. Science 341:65-67.
 
 
[2]  Chu sa (Cinnabar) HgS: Cách gọi khác của sun-phuya thủy ngân hoặc Thủy ngân(II) sunfua (mercury(ii) sulfide). Xem thêm tại https://www.thoughtco.com/cinnabar-the-ancient-pigment-of-mercury-170556

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây