Bảo tàng Nhân họchttps://ma.ussh.vnu.edu.vn/uploads/ma/untitled-1_6.png
Thứ sáu - 01/10/2021 08:31
Cập nhật ngày 03 tháng 7 năm 2019, bởi K. Kris Hirst Nguồn: Hirst, K. Kris. "Enormous Bronze Age Shang Dynasty Capital of Yin, China." ThoughtCo, Feb. 16, 2021, thoughtco.com/anyang-bronze-age-capital-in-china-167094. https://www.thoughtco.com/anyang-bronze-age-capital-in-china-167094 Lược dịch: Nguyễn Huy Nhâm-Bảo tàng Nhân học
Các nhà khoa học học hỏi được gì từ giáp cốt văn 3.500 năm tuổi tại Anyang Anyang (An Dương) là tên của một thành phố hiện đại ở tỉnh Hà Nam, miền đông Trung Quốc nơi tìm thấy tàn tích của nhà Ân (Yin), thành phố kinh đô đồ sộ của cuối triều đại nhà Thương (1554-1045 trước Công nguyên). Vào năm 1899, hàng trăm chiếc mai rùa và xương bò được chạm khắc tinh xảo được gọi là giáp cốt văn (oracle bones) đã được tìm thấy ở Anyang. Các cuộc khai quật toàn diện bắt đầu vào năm 1928, và kể từ đó, các cuộc điều tra của các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm ra một kinh đô khổng lồ có diện tích gần 25 km vuông (~ 10 dặm vuông). Một số tài liệu khoa học bằng tiếng Anh gọi tàn tích là Anyang, nhưng cư dân thời nhà Thương của nó gọi nó là Yin (Ân). Sự thành lập của kinh đô Ân (Yin ) Yinxu (hay "Tàn tích của nhà Ân" (Ruins of Yin) trong tiếng Trung Quốc) đã được xác định là thủ đô Yin được mô tả trong các ghi chép của Trung Quốc như Shi Ji (Sử ký), dựa vào văn tự khắc trên các bộ giáp cốt ghi lại các hoạt động của hoàng gia của nhà Thương. Yin được thành lập như một khu dân cư nhỏ ở bờ nam sông Huân (Huan River), một phụ lưu của sông Hoàng Hà ở miền trung Trung Quốc. Khi nó được thành lập, một khu định cư trước đó được gọi là Huanbei[1] (đôi khi được gọi là Huayuanzhuang) nằm ở phía bắc của con sông. Huanbei là một khu định cư thời kỳ giữa của nhà Thương được xây dựng vào khoảng năm 1350 trước Công nguyên, đến năm 1250 có diện tích khoảng 4,7 km2, được bao quanh bởi một bức tường hình chữ nhật. Một thành phố đô thị Nhưng vào năm 1250 trước Công nguyên, Wu Ding (Vũ Đinh), vị vua thứ 21 của nhà Thương {trị vì 1250-1192 trước Công nguyên], đã đặt Yin làm thủ đô của nước mình. Trong vòng 200 năm, Yin đã mở rộng thành một trung tâm đô thị khổng lồ, với dân số ước tính vào khoảng 50.000 đến 150.000 người. Khu di tích bao gồm hơn 100 nền móng cung điện bằng đất, nhiều khu dân cư, xưởng và khu sản xuất cũng như nghĩa trang. Trung tâm đô thị của Yinxu là cung điện - đền thờ, huyện ở trung tâm có tên là Xiaotun (Tiểu Đồn), có diện tích khoảng 70 ha (170 mẫu Anh) và nằm ở phần uốn cong của sông: nó có thể bị ngăn cách với phần còn lại của thành phố bằng một con mương. Hơn 50 nền móng bằng đất nện chặt được xây dựng ở đây đã được tìm thấy vào những năm 1930, đại diện cho một số cụm công trình đã được xây dựng và xây dựng lại trong quá trình sử dụng của thành phố. Xiaotun có một khu dân cư ưu tú, các tòa nhà hành chính, bàn thờ và đền thờ tổ tiên. Hầu hết trong số 50.000 bộ giáp cốt được tìm thấy trong các hố khai quật ở Xiaotun, và cũng có rất nhiều hố hiến tế chứa xương người, động vật và xe ngựa. Xưởng sản xuất của người dân Yinxu được chia thành một số khu vực xưởng chuyên biệt có chứa bằng chứng về sản xuất đồ vật bằng đá ngọc, đúc công cụ và bình đồng, làm đồ gốm, và khai thác xương và mai rùa. Nhiều khu xưởng có xương và đồ đồng với số lượng lớn đã được phát hiện, được tổ chức thành một mạng lưới các xưởng dưới sự quản lý của một dòng họ có thứ bậc. Các khu phố chuyên biệt trong thành phố bao gồm Xiamintun và Miaopu, nơi diễn ra hoạt động đúc đồng; Beixinzhuang nơi xử lý các đồ vật bằng xương; và phía Bắc Liujiazhuang, nơi phục vụ và lưu trữ các bình gốm được sản xuất. Những khu vực này vừa là khu dân cư vừa là khu công nghiệp: ví dụ, Liujiazhuang chứa các mảnh vỡ và lò nung sản xuất gốm, xen kẽ với nền móng nhà bằng đất nện, nhà chôn cất, bể chứa và các đặc điểm dân cư khác. Một con đường lớn dẫn từ Liujiazhuang đến khu đền-cung điện Xiaotun. Liujiazhuang có thể là một khu định cư dựa trên huyết thống; tên gia tộc của nó đã được tìm thấy được khắc trên một con dấu bằng đồng và các bình đồng tại một nghĩa trang gần đó. Cái chết và sự thô bạo của nghi lễ hiến tế tại Yinxu Hàng nghìn ngôi mộ và hố chứa hài cốt người đã được tìm thấy tại Yinxu, từ những ngôi mộ lớn, công phu của hoàng gia, mộ quý tộc, mộ thông thường, và thi thể hoặc các bộ phận cơ thể trong các hố hiến tế. Những vụ giết người hàng loạt theo nghi thức đặc biệt liên quan đến hoàng gia là một phần phổ biến của xã hội thời Hậu Thương. Từ những ghi chép trên các giáp cốt, trong suốt 200 năm định cư của Yin, hơn 13.000 người và nhiều động vật khác đã bị hiến tế. Có hai hình thức hiến tế con người được nhà nước hỗ trợ có ghi lại trong các ghi chép trên giáp cốt được tìm thấy tại Yinxu. Renxun hay lễ tế "bạn đồng hành của con người" (human companions) được dùng để chỉ các thành viên trong gia đình hoặc người hầu bị giết như thuộc hạ trước cái chết của một cá nhân ưu tú. Họ thường được chôn cùng với những tài sản quý trong quan tài cá nhân hoặc các mộ tập thể. Rensheng hay "lễ tế người" (human offerings) là những nhóm người khổng lồ, thường bị cắt xẻo và chặt đầu, được chôn cất thành từng nhóm lớn vì hầu hết đều thiếu hàng mộ. Rensheng và Renxun Bằng chứng khảo cổ về việc hiến tế con người tại Yinxu được tìm thấy trong các hố và lăng mộ được tìm thấy trên toàn thành phố. Trong các khu dân cư, các hố hiến tế có quy mô nhỏ, hầu hết là hài cốt động vật với sự hiến tế của con người tương đối hiếm, hầu hết chỉ có từ một đến ba nạn nhân cho mỗi sự kiện, mặc dù đôi khi số nạn nhận có thể lên tới 12 người. Những người được phát hiện tại nghĩa trang hoàng gia hoặc trong quần thể cung điện-đền thờ bao gồm hàng trăm vật hiến tế và con người cùng một lúc. Các buổi tế lễ của Rensheng là của những người đến từ bên ngoài, và được ghi chép lại trong giáp cốt văn là đến từ ít nhất 13 nhóm kẻ thù khác nhau. Hơn một nửa số vật hiến tế được cho là đến từ Qiang, và những nhóm hiến tế lớn nhất của con người được ghi chép lại trên giáp cốt luôn bao gồm một số người Qiang. Thuật ngữ Qiang có thể là một phạm trù chỉ kẻ thù nằm ở phía tây của Yin chứ không hẳn là một nhóm cụ thể; đồ côn chất có kích cỡ nhỏ đã được tìm thấy cùng với các mộ chôn. Các phân tích xương có hệ thống về vật hiến tế (sacrifices) đã không được hoàn thành như được nêu ra, nhưng đồng vị ổn định nghiên cứu trong và giữa các nạn nhân hiến tế đã được báo cáo bởi nhà cổ sinh học Christina Cheung và các cộng sự vào năm 2017; họ phát hiện ra rằng các nạn nhân thực sự không phải là người của địa phương. Các nạn nhân hiến tế rensheng có thể đã bị bắt làm nô lệ trước khi chết; các bản khắc trên giáp cốt ghi lại quá trình bị nô dịch của người Qiang và ghi chép lại sự tham gia của họ trong lao động sản xuất. Văn tự và sự hiểu biết về Anyang Hơn 50.000 chữ khắc trên giáp cốt và hàng chục chữ khắc trên các bình bằng đồng có niên đại Hậu Thương (1220-1050 trước Công nguyên) đã được phục dựng từ Yinxu. Những tài liệu này, cùng với những văn bản thứ cấp sau này, đã được nhà khảo cổ học người Anh Roderick Campbell sử dụng để ghi chép chi tiết về mạng lưới chính trị tại Yin. Yin, giống như hầu hết các thành phố thời kỳ đồ đồng ở Trung Quốc, là thành phố của vua, theo lệnh của nhà vua, được xây dựng như một trung tâm hoạt động chính trị và tôn giáo. Cốt lõi của nó là một nghĩa trang hoàng gia và khu vực cung điện-đền thờ. Nhà vua là người đứng đầu dòng tộc, và chịu trách nhiệm chỉ đạo các nghi lễ liên quan đến tổ tiên và các mối quan hệ khác trong gia tộc của mình. Ngoài việc báo cáo các sự kiện chính trị như số lượng nạn nhân hiến tế và những người xứng đáng, văn tự giáp cốt còn ghi chép lại những mối quan tâm cá nhân và nhà nước của nhà vua, từ đau răng đến mất mùa cho đến bói toán. Văn tự trên giáp cốt cũng đề cập đến "trường học" tại Yin, có lẽ là nơi đào tạo đọc viết, hoặc có thể là nơi các học viên được dạy để duy trì các ghi chép về bói toán. Kỹ thuật chế tác đồ đồng Triều đại Hậu Thương là thời kỳ đỉnh cao của công nghệ chế tạo đồ đồng ở Trung Quốc. Quá trình sử dụng khuôn và lõi chất lượng cao, được đúc sẵn để tránh co ngót và gãy trong quá trình này. Khuôn được làm từ một tỷ lệ đất sét khá thấp và một tỷ lệ cát tương ứng cao, và chúng được nung trước khi sử dụng để tạo ra khả năng chống sốc nhiệt cao, độ dẫn nhiệt thấp và độ xốp cao để thông gió đầy đủ trong quá trình đúc. Một số xưởng đúc đồng lớn đã được tìm thấy. Khu vực lớn nhất được xác định cho đến nay là địa điểm Xiaomintun, có tổng diện tích hơn 5 ha (12 mẫu Anh), trong đó có tới 4 ha (10 mẫu Anh) đã được khai quật. Khảo cổ học ở An Dương (Anyang) Cho đến nay, đã có 15 mùa khai quật được thực hiện bởi các nhà chức trách Trung Quốc kể từ năm 1928, bao gồm cả Viện hàn lâm Sinica, và những đơn vị kế nhiệm là Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Một dự án hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc đã tiến hành khai quật tại Huanbei vào những năm 1990. Yinxu được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2006. Nguồn tham khảo:
Campbell Roderick B, Li Z, He Y, and Jing Y. 2011. Consumption, exchange and production at the Great Settlement Shang: bone-working at Tiesanlu, Anyang. Antiquity 85(330):1279-1297.
Cheung C, Jing Z, Tang J, Weston DA, and Richards MP. 2017. Diets, social roles, and geographical origins of sacrificial victims at the royal cemetery at Yinxu, Shang China: New evidence from stable carbon, nitrogen, and sulfur isotope analysis. Journal of Anthropological Archaeology 48:28-45.
Flad R. 2016. Urbanism as technology in early China. Archaeological Research in Asia 2016/09/29.
Jin ZY, Wu YJ, Fan AC, Yue ZW, Li G, Li SH, and Yan LF. 2015. Luminescence study of the initial, pre-casting firing temperatures of clay mould and core used for bronze casting at Yinxu (13c. BC~11c. BC). Quaternary Geochronology 30:374-380.
Smith AT. 2010. The evidence for scribal training at Anyang. In: Li F, and Prager Banner D, editors. Writing and Literacy in Early China. Seattle: University of Washington Press. p 172-208.
Sun W-D, Zhang L-P, Guo J, Li C-Y, Jiang Y-H, Zartman RE, and Zhang Z-F. 2016. Origin of the mysterious Yin-Shang bronzes in China indicated by lead isotopes. Scientific Reports 6:23304.
Wei S, Song G, and He Y. 2015. The identification of binding agent used in late Shang Dynasty turquoise-inlayed bronze objects excavated in Anyang. Journal of Archaeological Science 59:211-218.
Zhang H, Merrett DC, Jing Z, Tang J, He Y, Yue H, Yue Z, and Yang DY. 2016. Osteoarchaeological Studies of Human Systemic Stress of Early Urbanization in Late Shang at Anyang, China. PLOS ONE 11(4):e0151854.
Zhang H, Merrett DC, Jing Z, Tang J, He Y, Yue H, Yue Z, and Yang DY. 2017. Osteoarthritis, labour division, and occupational specialization of the Late Shang China - insights from Yinxu (ca. 1250-1046 B.C.). PLOS ONE 12(5):e0176329.