Xác định niên đại khảo cổ: Địa tầng và trình tự thời gian

Thứ ba - 24/08/2021 09:34
Cập nhật ngày 02 tháng 10 năm 2020, bởi K. Kris Hirst
Nguồn: Hirst, K. Kris. "Archaeological Dating: Stratigraphy and Seriation." ThoughtCo, Feb. 16, 2021, thoughtco.com/archaeological-dating-stratigraphy-and-seriation-167119. https://www.thoughtco.com/archaeological-dating-stratigraphy-and-seriation-167119
Lược dịch: Nguyễn Huy Nhâm-Bảo tàng Nhân học
Xác định niên đại khảo cổ: Địa tầng và trình tự thời gian


Các nhà khảo cổ sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để xác định tuổi của một hiện vật, địa điểm hoặc một phần cụ thể của địa điểm khảo cổ. Hai loại kỹ thuật xác định niên đại hoặc kỹ thuật đo thời gian mà các nhà khảo cổ học sử dụng được gọi là xác định niên đại tương đối và tuyệt đối.
  • Xác định niên đại tương đối là phương pháp xác định tuổi của hiện vật hoặc địa điểm, muộn hơn hay sớm hơn hoặc cùng niên đại với những địa điểm khác, nhưng không đưa ra ngày tháng chính xác.
  • Xác định niên đại tuyệt đối là phương pháp trình bày niên đại cụ thể cho hiện vật và thời gian cư trú, không áp dụng trong khảo cổ học cho đến thế kỷ 20.
Địa tầng và quy luật chồng tầng (Stratigraphy and the Law of Superposition)
Địa tầng là phương pháp cổ nhất trong số các phương pháp xác định niên đại tương đối mà các nhà khảo cổ học sử dụng để xác định niên đại của hiện vật. Địa tầng dựa trên quy luật chồng tầng (the law of superposition) - giống như một lớp bánh, các lớp thấp nhất phải được hình thành trước.
Nói cách khác, các hiện vật được tìm thấy ở các lớp trên của một địa điểm được bồi tụ gần đây hơn những hiện vật được tìm thấy ở các lớp dưới. Xác định niên đại chéo của các địa điểm (Cross-dating of sites), so sánh các tầng địa chất (comparing geologic strata) tại một địa điểm này với một địa điểm khác và suy luận tuổi tương đối theo cách đó, vẫn là một chiến lược xác định niên đại quan trọng được sử dụng ngày nay, chủ yếu có ý nghĩa khi các địa điểm khảo cổ đã quá xa hoặc quá cổ đối với niên đại tuyệt đối.
Học giả liên quan nhất đến các quy luật địa tầng/the rules of stratigraphy (hay quy luật chồng tầng/law of superposition) có lẽ là nhà địa chất học Charles Lyell . Cơ sở cho địa tầng ngày nay có vẻ chỉ là trực quan ngày nay, nhưng những ứng dụng của nó thì chấn động không thua kém gì so với lý thuyết khảo cổ học. Ví dụ, JJA Worsaae đã sử dụng luật này để chứng minh Hệ thống ba thời đại (Three Age System).
Trình tự thời gian (Seriation)
Seriation là một nét vẽ của thiên tài. Được sử dụng lần đầu tiên và có khả năng là được phát minh bởi nhà khảo cổ học Sir William Flinders-Petrie vào năm 1899, Seriation-trình tự thời gian (hay niên đại chuỗi-sequence dating) dựa trên ý tưởng rằng hiện vật thay đổi theo thời gian. Giống như rìa đuôi trên một chiếc Cadillac, các đặc điểm và phong cách hiện vật thay đổi theo thời gian, trở thành mốt, sau đó trở nên phổ biến.
Nói chung, Seriation được xử lý bằng đồ thị. Kết quả đồ họa tiêu chuẩn của Seriation là một loạt "đường cong chiến hạm" (battleship curves), là các thanh ngang biểu thị tỷ lệ phần trăm được vẽ trên trục tung. Vẽ một số đường cong có thể cho phép nhà khảo cổ học phát triển một niên đại tương đối cho cả một địa điểm hoặc một nhóm địa điểm[1]. Seriation được cho là ứng dụng thống kê đầu tiên trong khảo cổ học. Nó chắc chắn không phải là ứng dụng cuối cùng.
Nghiên cứu Seriation nổi tiếng nhất có lẽ là nghiên cứu của Deetz và Dethlefsen về Death's Head, Cherub, Urn và Willow, về việc thay đổi phong cách trên bia mộ ở các nghĩa trang ở New England. Phương pháp này vẫn là một tiêu chuẩn cho các nghiên cứu về nghĩa trang.
Xác định niên đại tuyệt đối, khả năng gắn một niên đại cụ thể vào một hiện vật hoặc bộ sưu tập hiện vật, là một bước đột phá đối với các nhà khảo cổ học. Cho đến thế kỷ 20, với sự phát triển đa dạng của nó, các niên đại tương đối mới có thể được xác định một cách chắc chắn. Kể từ đầu thế kỷ này, một số phương pháp đo lường thời gian trôi qua đã được tìm ra.
Các chỉ dấu thời gian (chronological markers)
Phương pháp xác định niên đại tuyệt đối đầu tiên và đơn giản nhất là sử dụng các hiện vật có ghi ngày tháng trên chúng, chẳng hạn như tiền xu, hoặc các hiện vật gắn liền với các sự kiện hoặc tài liệu lịch sử. Ví dụ, vì mỗi hoàng đế La Mã đều có khuôn mặt của mình được đóng dấu trên đồng xu trong địa hạt vương quốc của mình và thời đại các vương quốc của hoàng đế được biết từ các ghi chép lịch sử, ngày đúc đồng xu có thể được xác định bằng cách xác định vị hoàng đế được mô tả. Nhiều nỗ lực đầu tiên của ngành khảo cổ học xuất phát từ các tài liệu lịch sử - ví dụ, Schliemann tìm kiếm thành Troy của Homer, và Layard lần theo Kinh thánh Ninevah. Trong bối cảnh của một địa điểm khảo cổ cụ thể, một vật thể được tìm thấy rõ ràng có liên quan đến địa điểm đó và được đóng dấu với ngày tháng hoặc đầu mối nhận dạng khác là hoàn toàn hữu ích cho nghiên cứu.
Nhưng chắc chắn những chỉ dấu thời gian có những mặt hạn chế. Ngày tháng ghi trên những đồng xu sẽ là vô ích nếu nó nằm ngoài ngoài bối cảnh của một địa điểm hoặc xã hội. Và, ngoài những thời kỳ nhất định trong quá khứ của chúng ta, đơn giản là không có hiện vật nào có niên đại theo thứ tự thời gian, hoặc độ sâu và chi tiết cần thiết của lịch sử có thể hỗ trợ việc xác định niên đại các nền văn minh theo thứ tự thời gian. Nếu không có những thứ đó, các nhà khảo cổ đã chìm trong bóng tối như thời đại của các xã hội khác nhau. Cho đến khi phát minh ra phương pháp nghiên cứu tuổi thọ của cây (dendrochronology).
Vòng sinh trưởng và Khoa nghiên cứu tuổi thọ của cây (Tree Rings and Dendrochronology)
Việc sử dụng dữ liệu vòng sinh trưởng của cây để xác định niên đại (hay còn gọi là Khoa nghiên cứu tuổi thọ của cây/Dendrochronology), lần đầu tiên được phát triển ở miền tây nam nước Mỹ bởi nhà thiên văn học Andrew Ellicott Douglass. Năm 1901, Douglass bắt đầu nghiên cứu vòng sinh trưởng của cây như một chỉ số của chu kỳ mặt trời. Douglass tin rằng các tia sáng mặt trời ảnh hưởng đến khí hậu, và do đó lượng tăng trưởng của cây có thể đạt được trong một năm nhất định. Nghiên cứu của ông đã đạt đến đỉnh cao trong việc chứng minh rằng chiều rộng vòng sinh trưởng của cây thay đổi theo lượng mưa hàng năm. Không chỉ vậy, nó thay đổi theo từng vùng, như vậy tất cả các cây trong một loài và khu vực cụ thể sẽ cho thấy sự phát triển tương đối giống nhau trong những năm ẩm ướt và những năm khô hạn. Sau đó, mỗi cây chứa một hồ sơ về lượng mưa trong suốt thời gian tồn tại của nó, được thể hiện bằng mật độ, hàm lượng nguyên tố vi lượng (trace element content), thành phần đồng vị ổn định (stable isotope composition) và chiều rộng vòng sinh trưởng hàng năm (intra-annual growth ring width).
Sử dụng những cây thông địa phương, Douglass đã xây dựng một hồ sơ 450 năm về sự biến đổi của vòng sinh trưởng cây. Clark Wissler, một nhà nhân học nghiên cứu các nhóm bản địa ở Tây Nam, đã nhận ra tiềm năng cho việc xác định niên đại như vậy, và đưa gỗ á hóa thạch Douglass (subfossil wood) từ tàn tích Puebloan về.
Thật không may, gỗ từ pueblos không phù hợp với hồ sơ của Douglass, và trong 12 năm tiếp theo, họ tìm kiếm một mẫu vòng sinh trưởng kết nối trong vô vọng, xây dựng một chuỗi tiền sử thứ hai là 585 năm. Năm 1929, họ tìm thấy một khúc gỗ cháy đen gần Show Low, Arizona sau đó kết nối hai mẫu với nhau. Giờ đây, người ta đã có thể ấn định ngày tháng cho các địa điểm khảo cổ ở miền tây nam nước Mỹ trong hơn 1000 năm.
Việc xác định tỷ lệ lịch sử dụng nghiên cứu tuổi thọ của cây (dendrochronology) là vấn đề so khớp các mẫu vòng sáng và vòng tối đã biết với những gì được Douglass và những người kế nhiệm của ông ghi lại. Nghiên cứu tuổi thọ của cây đã được mở rộng ở phía tây nam Hoa Kỳ đến năm 322 trước Công nguyên, bằng cách thêm các mẫu khảo cổ ngày càng cổ vào hồ sơ. Có các hồ sở về nghiên cứu tuổi thọ của cây ở Châu Âu, Aegean và Cơ sở dữ liệu Quốc tế về Vòng sinh trưởng cây (the International Tree Ring Database) có sự đóng góp từ 21 quốc gia khác nhau.
Hạn chế chính của dendrochronology là nó phụ thuộc vào sự tồn tại của thảm thực vật sống tương đối lâu dài với các vòng sinh trưởng hàng năm. Thứ hai, lượng mưa hàng năm là một sự kiện khí hậu khu vực, và vì vậy vòng sinh trưởng cây ở phía tây nam không được sử dụng cho các khu vực khác trên thế giới.
Chắc chắn không ngoa khi gọi việc phát minh ra niên đại cacbon phóng xạ là một cuộc cách mạng. Cuối cùng nó đã cung cấp thang đo thời gian phổ biến đầu tiên có thể được áp dụng trên toàn thế giới. Được phát minh vào những năm cuối của thập niên 1940 bởi Willard Libby cùng các sinh viên và đồng nghiệp của ông là James R. Arnold và Ernest C. Anderson, phương pháp xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ là bước phát triển vượt bậc của Dự án Manhattan, và được phát triển tại Phòng thí nghiệm luyện kim của Đại học Chicago.
Về cơ bản, xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ sử dụng lượng cacbon 14 có sẵn trong các sinh vật sống làm thước đo. Tất cả các sinh vật sống đều duy trì hàm lượng cacbon 14 ở trạng thái cân bằng với hàm lượng cacbon có sẵn trong khí quyển cho đến khi chết. Khi một sinh vật chết đi, lượng C14 có sẵn bên trong nó bắt đầu phân hủy với tốc độ bán hủy là 5730 năm; tức là, phải mất 5730 năm để 1/2 lượng C14 có sẵn trong cơ thể sinh vật bị phân hủy. So sánh lượng C14 trong một sinh vật chết với mức sẵn có trong khí quyển sẽ ước tính được thời điểm sinh vật đó chết. Vì vậy, ví dụ, nếu một cái cây được sử dụng như hỗ trợ một cho một kiến trúc nào đó, ngày mà cây ngừng sống (ví dụ, khi nó được cắt xuống) có thể được sử dụng để xác định ngày xây dựng của tòa nhà.
Các sinh vật có thể áp dụng được trong xác định niên đại bằng carbon phóng xạ bao gồm than củi, gỗ, các loài nhuyễn thể biển, xương người hoặc động vật, nhung hươu, than bùn; trên thực tế, hầu hết những gì chứa carbon trong vòng đời của nó đều có thể được sử dụng, giả sử nó được lưu giữ trong các ghi chép khảo cổ. Niên đại C14 xa nhất có thể được sử dụng là khoảng 10 nửa vòng đời, hoặc 57.000 năm; gần đây nhất là những niên đại tương đối đáng tin cậy kết thúc vào cuộc Cách mạng Công nghiệp, khi loài người bận rộn với việc làm xáo trộn lượng carbon tự nhiên trong khí quyển. Các hạn chế khác, chẳng hạn như sự phổ biến của ô nhiễm môi trường hiện đại, đòi hỏi nhiều niên đại (được gọi là một bộ niên đại) được lấy trên các mẫu liên quan khác nhau để cho phép một phạm vi niên đại ước tính[2].
Hiệu chuẩn: Điều chỉnh các sai lệch (Calibration: Adjusting for the Wiggles)
Trong nhiều thập kỷ kể từ khi Libby và các cộng sự của ông tạo ra kỹ thuật xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ, việc tinh chỉnh và hiệu chuẩn đã cải thiện kỹ thuật này và bộc lộ những điểm yếu của nó. Việc hiệu chuẩn (Calibration) ngày tháng có thể được hoàn thành bằng cách xem qua dữ liệu vòng sinh trưởng cây để biết vòng có cùng lượng C14 như trong một mẫu cụ thể - do đó nó cung cấp một niên đại đã biết cho mẫu. Các cuộc điều tra như vậy đã xác định được những sai lệch (wiggles) trong đường cong dữ liệu, chẳng hạn như vào cuối thời kỳ Cổ xưa (the Archaic period) ở Hoa Kỳ, khi C14 trong khí quyển dao động, nó làm tăng thêm độ phức tạp cho việc hiệu chuẩn. Các nhà nghiên cứu quan trọng về các đường hiệu chuẩn bao gồm Paula Reimer và Gerry McCormac tại Trung tâm CHRONO, Đại học Queen's Belfast.
Một trong những sửa đổi đầu tiên về niên đại C14 xuất hiện vào thập kỷ đầu tiên sau khi Libby-Arnold-Anderson làm việc tại Chicago. Một hạn chế của phương pháp xác định niên đại C14 ban đầu là nó đo lượng phát thải phóng xạ hiện tại; phương pháp xác định niên đại bằng Máy gia tốc khối phổ (Accelerator Mass Spectrometry)[3] đếm chính các nguyên tử, cho phép kích thước mẫu nhỏ hơn 1000 lần so với các mẫu C14 thông thường.
Mặc dù không phải là phương pháp xác định niên đại tuyệt đối đầu tiên hay cuối cùng, nhưng phương pháp xác định niên đại C14 rõ ràng là mang tính cách mạng nhất, và một số người cho rằng đã giúp mở ra một thời kỳ khoa học mới cho lĩnh vực khảo cổ học.
Kể từ khi phát hiện ra xác định niên đại của cácbon phóng xạ vào năm 1949, khoa học đã bước tới khái niệm sử dụng hoạt động nguyên tử (atomic behavior) để xác định niên đại các vật thể, và rất nhiều phương pháp mới đã được tạo ra. Dưới đây là mô tả ngắn gọn về một vài trong số nhiều phương pháp mới.
Phương pháp xác định niên đại bằng Kali - Ác-gông (Potassium-Argon)
Giống như phương pháp xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ, phương pháp xác định niên đại bằng Potassium-Argon, dựa vào việc đo lượng phóng xạ phát ra. Phương pháp Potassium-Argon xác định niên đại của các vật liệu núi lửa và rất hữu ích cho các địa điểm có niên đại từ 50.000 đến 2 tỷ năm trước. Nó được sử dụng lần đầu tiên tại Hẻm núi Olduvai. Một sửa đổi gần đây là phương pháp xác định niên đại Argon-Argon, được sử dụng gần đây tại Pompeii.  
Phương pháp định niên đại theo vết phân hạch (Fission track dating)
Xác định niên đại theo vết phân hạch được phát triển vào giữa những năm 1960 bởi ba nhà vật lý người Mỹ, họ nhận thấy rằng các vết phân hạch (damage tracks=fission fragment tracks) cỡ micromet được tạo ra trong các khoáng chất và thủy tinh có lượng uranium tối thiểu. Những vết này tích lũy với một tỷ lệ cố định, và phù hợp với niên đại từ 20.000 đến vài tỷ năm trước. (Mô tả này là từ đơn vị Địa lý học tại Đại học Rice.) Phương pháp xác định niên đại theo vết phân hạch đã được sử dụng tại Zhoukoudian. Một kiểu xác định niên đại theo dõi phân hạch nhạy cảm hơn được gọi là phương pháp theo dõi độ giật alpha-alpha-recoil track (ART)[4].
Phương pháp Hy-đrát hóa Obsidian (Obsidian Hydration)
Hy-đrát hóa Obsidian sử dụng tốc độ phát triển của vỏ trên lớp thủy tinh núi lửa để xác định ngày tháng; sau một vết gãy mới, lớp vỏ bao phủ vết gãy mới sẽ phát triển với tốc độ không đổi. Những giới hạn về phương pháp xác định niên đại này là những giới hạn về thể chất; phải mất vài thế kỷ để tạo ra một lớp vỏ có thể phát hiện được và lớp vỏ trên 50 micron có xu hướng vỡ vụn. Phòng thí nghiệm Hy-đrát hóa Obsidian tại Đại học Auckland, New Zealand mô tả phương pháp này một cách chi tiết. Hy-đrát hóa Obsidian thường xuyên được sử dụng ở các địa điểm khảo cổ thuộc khu vực Mesoamerican, chẳng hạn như Copan.
Phương pháp xác định niên đại bằng nhiệt phát quang (Thermoluminescence dating)
Phương pháp xác định niên đại bằng nhiệt phát quang (gọi là Thermoluminescence-TL) được các nhà vật lý phát minh vào khoảng năm 1960, và dựa trên thực tế là các electron trong tất cả các khoáng chất phát ra ánh sáng (phát quang) sau khi được đốt nóng. Nó ứng dụng tốt trong khoảng từ 300 đến khoảng 100.000 năm trước, và là một điều tự nhiên để xác định niên đại của các bình gốm[5]. Phương pháp xác định niên đại bằng nhiệt phát quang gần đây đã trở thành trung tâm của cuộc tranh cãi về việc xác định niên đại lần thực dân hóa đầu tiên của con người ở Úc. Cũng có một số hình thức xác định niên đại phát quang khác, nhưng cho đến nay chúng không được sử dụng thường xuyên như phương pháp TL[6].  
Archaeo- and Paleo-magnetism: Kỹ thuật xác định niên đại bằng địa từ (Archeomagnetism) và cổ từ học (Paleomagnetism)
Kỹ thuật xác định niên đại cổ từ và địa từ dựa trên thực tế là từ trường của trái đất thay đổi theo thời gian. Các ngân hàng dữ liệu ban đầu được tạo ra bởi các nhà địa chất quan tâm đến sự chuyển động của các cực hành tinh, và chúng được các nhà khảo cổ học sử dụng lần đầu tiên trong những năm 1960. Phòng thí nghiệm Khảo cổ học của Jeffrey Eighmy tại Bang Colorado cung cấp thông tin chi tiết về phương pháp này và ứng dụng cụ thể của nó ở miền tây nam nước Mỹ.
Oxidized Carbon Ratios (Tỷ lệ carbon oxy hóa-OCR)
Phương pháp này là một quy trình hóa học sử dụng một công thức hệ thống động lực học để thiết lập các tác động của bối cảnh môi trường (lý thuyết hệ thống), và được phát triển bởi Douglas Frink và Nhóm tư vấn khảo cổ học. OCR gần đây đã được sử dụng để xác định niên đại tại địa điểm khảo cổ Watson Brake (Bắc Mỹ).
Racemization Dating: Xác định niên đại bằng phương pháp triệt quang hóa (Raxemic hóa)
Phương pháp xác định niên bằng triệt quang hóa là một quá trình sử dụng phép đo tốc độ phân hủy của các axit amin protein cacbon để xác định niên đại của các mô hữu cơ sống một lần (once-living organic tissue). Tất cả các cơ thể sống đều có protein; protein được tạo thành từ các axit amin. Tất cả trừ một trong số các axit amin này (glycine) có hai dạng bất đối khác nhau (hình ảnh phản chiếu của nhau). Trong khi một sinh vật sống, protein của chúng chỉ bao gồm các axit amin 'thuận tay trái' (laevo, hoặc L), nhưng khi sinh vật chết đi, các axit amin thuận tay trái từ từ chuyển thành axit amin thuận tay phải (dextro hoặc D). Sau khi được hình thành, bản thân các axit amin D từ từ chuyển trở lại dạng L với tỷ lệ tương tự. Tóm lại, phương pháp xác định niên bằng triệt quang hóa sử dụng tốc độ của phản ứng hóa học này để ước tính khoảng thời gian đã trôi qua kể từ khi sinh vật chết.
Triệt quang hóa có thể được sử dụng để xác định niên đại của các vật thể từ 5.000 đến 1.000.000 năm tuổi, và gần đây đã được sử dụng để xác định tuổi của trầm tích tại địa điểm Pakefield, nơi ghi chép sớm nhất về sự cư trú của con người ở Tây Bắc Châu Âu.
Trong loạt bài này, chúng ta đã nói về các phương pháp khác nhau mà các nhà khảo cổ sử dụng để xác định niên đại cư trù ở các di chỉ khảo cổ. Như bạn đã đọc, có một số phương pháp khác nhau để xác định niên đại của địa điểm khảo cổ và mỗi phương pháp đều có công dụng của chúng. Tuy nhiên, có một điểm chung là họ không thể đứng một mình.
Mỗi phương pháp mà chúng ta đã thảo luận và mỗi phương pháp mà chúng ta chưa thảo luận, có thể cho ra niên đại sai vì lý do này hay lý do khác.
  • Các mẫu cacbon phóng xạ (Radiocarbon samples) dễ bị ô nhiễm do các loài gặm nhấm đào hang hoặc trong quá trình thu thập.
  • Niên đại nhiệt phát quang (Thermoluminescence dates) có thể bị ném đi do nhiệt phát sinh ngẫu nhiên bị chậm sau khi công việc đã kết thúc.
  • Địa tầng của địa điểm khảo cổ (Site stratigraphies) có thể bị xáo trộn do động đất, hoặc khi con người hoặc động vật bới lên chứ không phải quá trình cư trú, sinh sống gây ra xáo trộn trầm tích.
  • Trình tự thời gian (Seriation) cũng có thể bị sai lệch vì lý do này hay lý do khác. Ví dụ, trong mẫu của chúng tôi, chúng tôi đã sử dụng ưu thế của các bản ghi 78 vòng / phút như một chỉ báo về tuổi tương đối của một bãi phế liệu. Giả sử một người California đã mất toàn bộ bộ sưu tập nhạc jazz những năm 1930 của cô ấy trong trận động đất năm 1993, và những mảnh vỡ kết thúc tại một bãi rác mở cửa từ năm 1985. Thật đau lòng, vâng! vậy 1985 có phả là niên đại chính xác của bãi rác? Không!
  • Niên đại có nguồn gốc từ việc sử dụng dữ liệu vòng sinh trưởng của cây (Dates derived from dendrochronology) có thể bị sai lệch nếu những người cư ngụ sử dụng gỗ còn tồn tại để đốt lửa hoặc xây dựng nhà của họ.
  • Số lượng hy-đrát hóa Obsidian (Obsidian hydration) bắt đầu đếm sau khi một kỳ nghỉ mới; niên đại thu được có thể không chính xác nếu hiện vật bị vỡ sau khi công việc kết thúc.
  • Ngay cả các dấu thời gian (chronological markers) cũng có thể là nhầm lẫn. Thu thập là một đặc điểm của con người; và việc tìm thấy một đồng xu La Mã một ngôi nhà kiểu nông trại bị cháy rụi ở Peoria, Illinois có lẽ không cho thấy ngôi nhà được xây dưới thời cai trị của Caesar Augustus.
Giải quyết xung đột bằng ngữ cảnh (Resolving the Conflict with Context)
Vậy các nhà khảo cổ học giải quyết những vấn đề này như thế nào? Có bốn cách: Bối cảnh, bối cảnh, bối cảnhniên đại chéo (Context, context, context, and cross-dating). Kể từ công trình của Michael Schiffer vào đầu những năm 1970, các nhà khảo cổ học đã nhận ra tầm quan trọng của việc hiểu bối cảnh địa điểm (site context)[7]. Việc nghiên cứu các quy trình hình thành địa điểm (site formation processes), tìm hiểu các quy trình hình thành địa điểm khảo cổ như bạn thấy ngày nay đã dạy cho chúng ta một số điều đáng kinh ngạc.
Thứ hai, đừng bao giờ dựa vào một hệ phương pháp xác định niên đại. Nếu có thể, nhà khảo cổ học sẽ lấy một vài niên đại và kiểm tra chéo chúng bằng cách sử dụng một hình thức xác định niên đại khác. Điều này có thể chỉ đơn giản là so sánh một tập hợp các niên đại của cácbon phóng xạ với các niên đại có nguồn gốc từ các hiện vật được thu thập hoặc sử dụng các phương pháp xác định niên đại bằng nhiệt phát quang (TL) để xác nhận các kết quả thu được từ phương pháp đo Kali-Ác-gông.
Chúng tôi có thể an tâm khi nói rằng sự ra đời của các phương pháp xác định niên đại tuyệt đối đã thay đổi hoàn toàn nghề nghiệp của chúng tôi, hướng nó ra khỏi sự chiêm nghiệm lãng mạn của quá khứ cổ điển, và hướng tới nghiên cứu khoa học về các hành vi của con người.
 
 
[1] Để biết thông tin chi tiết về seriation hoạt động như thế nào, xem bài viết “Seriation: Mô tả từng bước một” (Seriation: A Step by Step Description). https://www.thoughtco.com/seriation-scientific-dating-before-radiocarbon-170607
[2] Xem bài viết chính về Độ tin cậy của phương pháp xác định niên đại Cacbon phóng xạ (The Reliability of Radiocarbon Dating) để biết thêm thông tin. https://www.thoughtco.com/what-is-radiocarbon-dating-172525
[4] Xem thêm tại https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0009254199001850 (Alpha-recoil track dating of Quaternary volcanics)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây