Văn hóa thời đại đá mới Jomon (Nhật Bản)

Thứ tư - 18/08/2021 15:20
Cập nhật ngày 17 tháng 10 năm 2019, bởi K. Kris Hirst
Nguồn: Hirst, K. Kris. "Jomon Culture." ThoughtCo, Aug. 25, 2020, thoughtco.com/jomon-holocene-hunter-gatherers-of-japan-171416. https://www.thoughtco.com/jomon-holocene-hunter-gatherers-of-japan-171416
Lược dịch: Nguyễn Huy Nhâm-Bảo tàng Nhân học
Văn hóa thời đại đá mới Jomon (Nhật Bản)


Jomon là tên gọi của những người săn bắn hái lượm đầu thời kỳ Holocen của Nhật Bản, bắt đầu vào khoảng 14.000 TCN, kết thúc khoảng năm 1000 TCN ở tây nam Nhật Bản và năm 500 SCN ở đông bắc Nhật Bản. Người Jomon đã tạo ra các công cụ bằng đá và xương, và đồ gốm bắt đầu từ một vài địa điểm vào khoảng 15.500 năm trước. Từ Jomon có nghĩa là 'dấu thừng', và nó dùng để chỉ những dấu in văn thừng nhìn thấy trên đồ gốm Jomon.
Niên đại văn hóa Jomon
Thời kỳ chớm nở (14.000–8000 TCN) (Fukui Cave, Odai Yamamoto I)
Thời kỳ đầu (8000–4800 TCN) (Natsushima)
Sơ kỳ văn hóa Jonmon (khoảng 4800–3000 TCN) (Hamanasuno, Tochibara Rockshelter, Sannai Maruyama, Torihama Shell Mound)
Trung kỳ văn hóa Jonmon (khoảng 3000–2000 TCN) (Sannai Maruyama, Usujiri)
Hậu kỳ văn hóa Jonmon (khoảng 2000–1000 TCN) (Hamanaka 2)
Giai đoạn kết thúc (1000–100 TCN) (Kamegaoka)
Giai đoạn hậu văn hóa Jomon/Epi Jomon (100 TCN – 500 CN) (Sapporo Eki Kita-Guchi)
Người Jomon thuộc giai đoạn Sơ kỳ và Trung kỳ sống trong các thôn hoặc làng của những ngôi nhà bán hầm, được đào sâu tới một mét xuống lòng đất. Vào giai đoạn hậu kỳ Jomon, có lẽ để đối phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển hạ thấp, người Jomon đã chuyển đến những ngôi làng thưa hơn, chủ yếu tập trung ở bờ biển và họ ngày càng sống dựa vào đánh bắt cá trên sông và trên biển cũng như các loài nhuyễn thể. Chế độ ăn của của người Jomon dựa trên nền kinh tế hỗn hợp của săn bắn, hái lượm và đánh cá, với một số bằng chứng về các khu vườn có cây kê và có thể là bầu, kiều mạch và đậu azuki.
Đồ gốm văn hóa Jomon
Các loại gốm sớm nhất của người Jomon được nung ở nhiệt độ thấp, có hình dạng tròn và đáy nhọn (round and pointed-based forms) được sản xuất trong Thời kỳ đầu (khoảng 2000–1000 TCN). Đồ gốm đáy bằng (Flat-based pottery) đặc trưng cho giai đoạn Sơ kỳ của văn hóa Jomon (khoảng 4800–3000 TCN). Các bình hình trụ (Cylindrical pots)[1] là đặc trưng của vùng đông bắc Nhật Bản, và các phong cách tương tự được biết đến từ Trung Quốc đại lục, có thể có hoặc không cho thấy sự giao lưu trực tiếp. Vào giai đoạn Trung kỳ của văn hóa Jomon (khoảng 3000–2000 TCN), nhiều loại lọ, bát và các bình khác nhau đã được sử dụng.
Jomon đã trở thành tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận liên quan đến việc phát minh ra đồ gốm. Các học giả ngày nay tranh luận xem đồ gốm là một phát minh của địa phương hay được truyền bá từ đất liền; đến 12.000 năm trước Công nguyên, đồ gốm nung ở nhiệt độ thấp đã được sử dụng khắp Đông Á. Hang Fukui có niên đại các-bon phóng xạ (Radiocarbon) là 15.800–14.200 năm đã được hiệu chuẩn BP, nhưng hang động Xianrendong ở Trung Quốc đại lục cho đến nay vẫn lưu giữ những bình gốm cổ nhất được phát hiện trên hành tinh. Các địa điểm khác như Odai Yamomoto ở tỉnh Aomori được tìm thấy có cùng niên đại với hang động Fukui, hoặc cổ hơn một chút.
Mộ táng và xây đắp trong văn hóa Jomon
Công việc xây đắp được ghi nhận vào giai đoạn Hậu kỳ văn hóa Jomon (khoảng 2000–1000 TCN), bao gồm các vòng tròn bằng đá xung quanh các nghĩa trang, chẳng hạn như ở Ohyo. Các không gian hình tròn (Circular spaces) với các bức tường bằng đất cao tới vài mét và dày tới 10 mét (30,5 feet) ở chân đã được xây dựng tại một số địa điểm như Chitose. Những ngôi mộ này thường được phủ một lớp bằng thổ hoàng (red ochre) và chôn cùng với những cây trượng bằng đá được mài bóng có thể đại diện cho cấp bậc khác nhau.
Vào giai đoạn Hậu kỳ Jomon, bằng chứng về các hoạt động lễ nghi được ghi nhận tại các di tích với các đồ chôn cất đồ trang trí tinh xảo như mặt nạ với đôi mắt lồi tròn và các bức tượng hình người được đặt trong bình gốm. Vào giai đoạn kết thúc (1000–100 TCN), việc trồng lúa mạch, lúa mì, kê và cây gai dầu đã phát triển, và lối sống của người Jomon thu nhỏ trên toàn khu vực vào năm 500 CN.
Các học giả tranh luận về việc liệu người Jomon có liên quan đến những người săn bắn hái lượm hiện đại – người Ainu của Nhật Bản hay không. Các nghiên cứu về gen cho thấy chúng có thể có liên quan về mặt sinh học với người Jomon, nhưng văn hóa Jomon không được thể hiện trong các thói quen của người Ainu hiện đại. Mối tương quan khảo cổ học được biết đến của người Ainu được gọi là nền văn hóa Satsumon, được cho là nền văn hóa kế tiếp sau giai đoạn epi-Jomon vào khoảng năm 500 CN; Satsumon có thể là hậu duệ của Jomon chứ không phải là một sự thay thế.
Các địa điểm khảo cổ quan trọng
Sannai Maruyama, hang Fukui, Usujiri, Chitose, Ohyu, Kamegaoka, Natsushima, Hamanasuno, Ocharasenai.
Tài liệu tham khảo
  • Craig OE, Saul H, Lucquin A, Nishida Y, Tache K, Clarke L, Thompson AH, Altoft DT, Uchiyama J, Ajimoto M et al. 2013. Earliest evidence for the use of pottery. Nature 496(7445):351-354.
  • Crawford GW. 2011. Advances in Understanding Early Agriculture in Japan. Current Anthropology 52(S4):S331-S345.
  • Crema ER, and Nishino M. 2012. Spatio-temporal distributions of Middle to Late Jomon pithouses in Oyumino, Chiba (Japan). Journal of Open Archaeology Data 1(2).
  • Ikeya N. 2017. Group migration and cultural change following the Akahoya volcanic ashfall: Identifying the pottery production centers at the beginning of the Early Jomon period of Japan. Quaternary International 442(Part B):23-32.
  • Moriya T. 2015. A Study of the Utilization of Wood to Build Pit Dwellings from the Epi-Jomon Culture to the Satsumon Culture in Hokkaido Region, Japan. Journal of the Graduate School of Letters 10:71-85.
  • Nakazawa Y. 2016. The significance of obsidian hydration dating in assessing the integrity of Holocene midden, Hokkaido, northern Japan. Quaternary International 397:474-483.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây