BP: Làm thế nào để các nhà khảo cổ học đếm ngược về quá khứ?

Thứ hai - 30/08/2021 14:59
Đối với các nhà khảo cổ, BP có nghĩa là gì?
Cập nhật ngày 25 tháng 1 năm 2019, bởi K. Kris Hirst
Nguồn: Hirst, K. Kris. "BP: How Do Archaeologists Count Backward Into the Past?" ThoughtCo, Jul. 29, 2021, thoughtco.com/bp-how-do-archaeologists-count-backward-170250. https://www.thoughtco.com/bp-how-do-archaeologists-count-backward-170250
Lược dịch: Nguyễn Huy Nhâm-Bảo tàng Nhân học
BP: Làm thế nào để các nhà khảo cổ học đếm ngược về quá khứ?


Chữ viết tắt BP (hay bp và hiếm gặp là B.P.) khi được đặt sau một con số (như 2500 BP) có nghĩa là "số năm cách ngày nay" (years Before the Present).  Các nhà khảo cổ và địa chất thường sử dụng chữ viết tắt này để chỉ các niên đại thu được thông qua công nghệ xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ. Mặc dù BP thường được sử dụng như một ước tính không chính xác về tuổi của một hiện vật hoặc sự kiện, nhưng việc sử dụng nó trong khoa học là cần thiết bởi những điều kỳ quặc của phương pháp cacbon phóng xạ.
Radiocarbon's Effects: Hiệu ứng của cacbon phóng xạ
Phương pháp xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ được phát minh vào cuối những năm 1940, và trong vòng vài thập kỷ, người ta đã phát hiện ra rằng mặc dù niên đại được lấy từ phương pháp này có tiếng vang và tiến trình có thể lặp lại, nhưng chúng không tương ứng với một năm một theo năm dương lịch. Quan trọng nhất, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng niên đại của cácbon phóng xạ bị ảnh hưởng bởi lượng carbon trong khí quyển, vốn đã dao động rất nhiều trong quá khứ vì các lý do tự nhiên và do con người gây ra (chẳng hạn như sang kiến nấu chảy sắt, Cách mạng Công nghiệp và phát minh ra động cơ đốt).
Vòng sinh trưởng cây ghi lại lượng carbon trong khí quyển khi chúng được tạo ra, được sử dụng để hiệu chỉnh hoặc tinh chỉnh ngày của carbon phóng xạ theo niên đại của chúng. Các học giả sử dụng khoa học nghiên cứu tuổi thọ của cây (dendrochronology) so sánh các vòng hình khuyên đó với các dao động carbon đã biết. Hệ phương pháp đó đã được tinh chỉnh và cải tiến nhiều lần trong vài năm qua. BP lần đầu tiên được thiết lập như một cách để làm rõ mối quan hệ giữa năm dương lịch và niên đại cácbon phóng xạ.
Ưu điểm và nhược điểm
Một lợi thế của việc sử dụng BP là nó tránh được cuộc tranh luận triết học đôi khi gay gắt về việc liệu, trong thế giới đa văn hóa này của chúng ta, sử dụng AD và BC, với các tham chiếu rõ ràng của chúng đến Cơ đốc giáo, hay sử dụng cùng một loại lịch nhưng sự tham chiếu không rõ ràng: CE (Common Era) và BCE (Before the Common Era). Tất nhiên, vấn đề là CE và BCE vẫn sử dụng ngày sinh ước tính của Chúa Kitô làm điểm tham chiếu cho hệ thống đánh số của nó: hai năm 1 BCE và 1 CE về mặt số học tương đương với 1 BC (TCN) và 1 AD (SCN).
Tuy nhiên, một nhược điểm lớn của việc sử dụng BP là năm “ngày nay” thay đổi mỗi 12 tháng một lần. Nếu đơn giản chỉ là một vấn đề đếm ngược thì những gì được đo chính xác và công bố là 500 BP cách ngày nay trong năm mươi năm sẽ là 550 BP. Chúng tôi cần một thời điểm cố định làm điểm bắt đầu để tất cả các niên đại BP đều tương đương nhau cho dù chúng được công bố vào thời điểm nào. Vì ký hiệu BP ban đầu được liên kết với niên đại cacbon phóng xạ, các nhà khảo cổ học đã chọn năm 1950 làm điểm tham chiếu cho 'ngày nay' (the present). Ngày đó được chọn vì niên đại bằng cacbon phóng xạ được phát minh vào cuối những năm 1940. Cùng với đó là cuộc thử nghiệm hạt nhân trong khí quyển được bắt đầu vào những năm 1940 đã khiến một lượng lớn carbon bị ném vào bầu khí quyển của chúng ta. Các niên đại cacbon phóng xạ sau năm 1950 hầu như vô dụng trừ khi và cho đến khi chúng ta có thể tìm ra cách hiệu chỉnh lượng cacbon quá mức vẫn còn được tích tụ trong bầu khí quyển của chúng ta.
Tuy nhiên, năm 1950 là một khoảng thời gian đã lâu so với thời điểm ngày nay - chúng ta có nên điều chỉnh điểm tham chiếu cho “ngày nay” thành năm 2000 không? Không, vấn đề tương tự sẽ phải được giải quyết một lần nữa trong những năm tới. Các học giả hiện nay thường trích dẫn cả niên đại của cacbon phóng xạ thô, chưa được hiệu chuẩn là năm RCYBP (viết tắt của “niên đại carbon phóng xạ cách ngày nay”, trong đó “ngày nay” được hiểu là năm 1950), cùng với các phiên bản đã hiệu chuẩn của những niên đại đó như cal BP, cal AD và cal BC (các năm được hiệu chuẩn hoặc theo năm dương lịch là BP, AD và BC). Điều đó có vẻ quá đáng, nhưng sẽ luôn hữu ích nếu có một điểm bắt đầu ổn định trong quá khứ để móc nối các niên đại của chúng ta, bất chấp những nền tảng tôn giáo đã lỗi thời của lịch hiện đại, đa văn hóa được chia sẻ. Vì vậy, khi bạn nhìn thấy 2000 cal BP thì hãy nghĩ nó là "2000 năm trước năm 1950 theo dương lịch" hoặc có thể đếm thành năm 50 trước Công nguyên (BCE). Không cần biết ngày đó được công bố khi nào, nó sẽ luôn có nghĩa như vậy.
Xác định niên đại bằng nhiệt phát quang (Thermoluminescence Dating-TL)
Mặt khác, việc xác định niên đại bằng nhiệt phát quang lại có một tình huống độc nhất vô nhị. Không giống như niên đại cácbon phóng xạ, niên đại TL được tính thẳng theo năm dương lịch - và các niên đại đo được nằm trong khoảng từ vài năm đến hàng trăm nghìn năm. Điều đó có nghĩa là sẽ không thành vấn đề nếu phương pháp xác định niên đại nhiệt phát quang (≤100.000 năm) được dùng để đo mẫu có niên đại nằm trong khoảng 1990 hoặc 2010.
Nhưng các học giả vẫn cần một điểm xuất phát, bởi vì, đối với niên đại bằng nhiệt phát quang của 500 năm trước, sự khác biệt thậm chí 50 năm sẽ là một sự khác biệt quan trọng. Vì vậy, làm thế nào để bạn ghi lại điều đó? Thực tế hiện nay là trích dẫn tuổi cùng với niên đại được đo, nhưng có nhiều lựa chọn khác đang được xem xét. Trong số những niên đại đang sử dụng năm 1950 làm điểm tham chiếu; hoặc tốt hơn nữa, sử dụng năm 2000, được trích dẫn trong tài liệu là b2k, để tách nó ra khỏi niên đại cacbon phóng xạ. Niên đại TL của 2500 b2k sẽ là 2.500 năm trước năm 2000, hoặc 500 TCN (BCE).  
Rất lâu sau khi Tây lịch/Công lịch (Gregorian calendar)[1] được thiết lập trên khắp thế giới, đồng hồ nguyên tử đã cho phép chúng ta điều chỉnh lịch hiện đại của mình với các giây nhuận để điều chỉnh cho phù hợp với sự quay chậm của hành tinh chúng ta và phù hợp với các hiệu chỉnh khác. Nhưng, có lẽ kết quả thú vị nhất của tất cả cuộc nghiên cứu này là rất nhiều nhà toán học và lập trình hiện đại, những người đã đạt được một bước tiến trong việc hoàn thiện sự tương ứng của lịch hiện đại với các lịch cổ đại bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại.
Các kí hiệu lịch phổ biến khác
  • AD (Anno Domini, "Năm của Chúa", có niên đại từ sự ra đời của Chúa Giê-xu, lịch Cơ đốc)[2]
  • AH (Anno Hegira, "Năm của hành trình" trong tiếng Latinh, có niên đại từ cuộc hành trình của Mohammad đến Mecca, lịch Hồi giáo)
  • AM (hiếm khi được sử dụng, nhưng có nghĩa là Anno Mundi, "Năm của thế giới", tính từ ngày tạo ra thế giới, lịch Do Thái)
  • BC "Before Christ," (trước khi Chúa Giê-xu sinh ra, theo lịch của Cơ đốc giáo)[3]
  • BCE (Trước Công nguyên, lịch Thiên chúa giáo được phương Tây sửa đổi)
  • CE (Công nguyên-giai đoạn trùng với kỷ nguyên Thiên chúa, lịch Thiên chúa giáo được sửa đổi phương Tây)
  • RCYBP (Niên đại các-bon phóng xạ cách ngày nay, thuật ngữ khoa học)
  • cal BP (Niên đại được hiệu chuẩn hoặc theo dương lịch cách ngày nay, thuật ngữ khoa học)
Nguồn tham khảo:
  • Duller GAT. 2011. What date is it? Should there be an agreed datum for luminescence ages? Ancient TL 29(1).
  • Peters JD. 2009. Calendar, clock, tower. MIT6 Stone and Papyrus: Storage and Transmission. Cambridge: Massachusetts Institute of Technology.
  • Reimer PJ, Bard E, Bayliss A, Beck JW, Blackwell PG, Bronk Ramsey C, Buck CE, Cheng H, Edwards RL, Friedrich M et al. 2013. IntCal13 and Marine13 Radiocarbon Age Calibration Curves 0–50,000 Years cal BP. Radiocarbon 55(4):1869–1887.
  • Taylor T. 2008. Prehistory vs. Archaeology: Terms of Engagement. Journal of World Prehistory 21:1–18.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây