Bảo tàng Nhân họchttps://ma.ussh.vnu.edu.vn/uploads/ma/logo-btnh_1.png
Thứ năm - 01/07/2021 10:51
The Invention of Pottery Cập nhật 27 Tháng 8 2018, bởi K. Kris HirstNguồn: Hirst, K. Kris. "The Invention of Pottery." ThoughtCo, Aug. 27, 2020, thoughtco.com/history-of-the-invention-of-pottery-171345. https://www.thoughtco.com/history-of-the-invention-of-pottery-171345 Lược dịch: Nguyễn Huy Nhâm-Bảo tàng Nhân học
Trong tất cả các loại hiện vật có thể được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ thì đồ gốm – hiện vật được làm từ đất sét nung - chắc chắn là một trong những đối tượng nghiên cứu hữu ích nhất. Hiện vật gốm rất bền và có thể kéo dài hàng ngàn năm hầu như không thay đổi kể từ ngày sản xuất. Không giống như các công cụ bằng đá, hiện vật gốm hoàn toàn do con người tạo ra, được tạo hình bằng đất sét và được nung có chủ đích. Những bức tượng nhỏ bằng đất sét được biết đến như là một nghề sớm nhất của loài người; nhưng những bình đất nung, bình gốm dùng để lưu trữ, nấu ăn, đựng thức ăn, và dung lấy nước được sản xuất đầu tiên tại Trung Quốc ít nhất 20.000 năm trước. Hang Yuchanyan và Xianrendong Các mảnh gốm vỡ thuộc giai đoạn đồ đá cũ/đá mới gần đây ở địa điểm hang Xianrendong (đồng bằng Yangtse, vùng trung tâm tỉnh Giang Tây, Trung Quốc) được xác định lại niên đại có niên đại lên đến khoảng 19.200-20.00 năm. Các chậu gốm hình túi và làm bằng đất sét tại địa phương pha lẫn với thạch anh và khoáng chất phen-xpát với nét vẽ, trang trí đơn giản trên thân. Đồ gốm cổ thứ hai trên thế giới được phát hiện ở tỉnh Hồ Nam, tại hang động đá vôi có tên Yuchanyan. Trong các lớp trầm tích có niên đại từ 15.430 đến 18.300 năm (cal BP), người ta đã tìm thấy các mảnh gốm vỡ từ ít nhất hai chậu gốm. Một chiếc được phục dựng một phần, và nó là một cái chum có miệng rộng với đáy nhọn trông rất giống chiếc nồi đầu thời kỳ văn hóa Jomon ở Nhật Bản được minh họa trong bức ảnh và muộn hơn khoảng 5.000 năm tuổi. Các mảnh gốm Yuchanyan dày (lên đến 2 cm), sản xuất thô và trang trí bằng các văn thừng trên các mặt trong và bên ngoài thân gốm. Di chỉ Kamino ở Nhật Bản Các mảnh gốm vỡ sớm nhất tiếp theo đến từ di chỉ khảo cổ Kamino ở Tây Nam Nhật Bản. Di chỉ này có một bộ sưu tập công cụ bằng đá được phân loại vào giai đoạn muộn của thời kỳ đồ đá cũ, được gọi là Tiền-gốm (trước khi đồ gốm ra đời) trong khảo cổ học Nhật Bản để tách biệt nó với các nền văn hóa đồ đá cũ thấp hơn của châu Âu và lục địa. Tại di chỉ Kamino, ngoài một số ít đồ gốm, người ta còn tìm thấy các lưỡi dao siêu nhỏ, vi bào tử hình nêm, mũi nhọn và các hiện vật khác tương tự như các bộ sưu tập tại các địa điểm Tiền gốm sứ ở Nhật Bản có niên đại từ 14.000 đến 16.000 năm cách ngày nay (BP). Về mặt địa tầng, lớp văn hóa này nằm bên dưới có niên đại thuộc vào gia đoạn sớm Văn hóa Jomon ban đầu có niên đại khoảng 12.000 BP. Các mảnh gốm vỡ không được trang trí, vụn và rời rạc. Việc xác định tuổi gần đây của các mảnh gốm đưa đến niên đại khoảng 13.000-12.000 cách ngày nay (BP). Các di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Jomon Các mảnh gốm được tìm thấy với số lượng nhỏ, được trang trí hoa văn hình hạt đậu được phát hiện tại khoảng 6 điạ điêm khảo cổ ở khu vực Mikoshiba-Chojukado ở tây nam Nhật Bản, cũng có niên đại cuối thời kỳ Tiền gốm sứ. Những chậu gốm này giống hình túi nhưng hơi nhọn ở phía dưới, và giống với các mảnh gốm tìm thấy ở các di chỉ Odaiyamamoto, Ushirono, và hang Senpukuji. Giống như di chỉ Kamino, các mảnh gốm vỡ này cũng khá hiếm, chúng cho thấy rằng mặc dù công nghệ sản xuất gốm này đã được các nền văn hóa Hậu kỳ Tiền gốm biết đến, nhưng nó không thực sự hữu ích cho lối sống du mục của họ. Ngược lại, đồ gốm thực sự rất hữu ích đối với người Jomon. Trong tiếng Nhật, từ "Jomon" có nghĩa là "dấu thừng" (cord-mark), như trong trang trí dấu/ văn thừng trên đồ gốm. Truyền thống Jomon là tên được đặt cho nền văn hóa săn bắn hái lượm ở Nhật Bản từ khoảng 13.000 đến 2500 năm trước Công nguyên, khi những người di cư từ đất liền mang theo nền nông nghiệp lúa nước toàn thời gian. Trong suốt 10 thiên niên kỷ ( ten millennia), người Jomon đã sử dụng bình gốm để đựng và nấu nướng. Gốm sứ Jomon gia đoạn sớm được xác định bằng các mẫu đường vẽ trên một bình hình túi. Sau đó, cũng như trên đất liền, những bình gốm được trang trí lộng lẫy cũng được sản xuất bởi người Jomon. Đến khoảng 10.000 cách ngày nay (BP), việc sử dụng gốm sứ được tìm thấy trên khắp Trung Quốc đại lục, và đến 5.000 cách ngày nay (BP), gốm sứ được tìm thấy trên khắp thế giới, chúng được phát minh độc lập ở châu Mỹ hoặc lan truyền bằng cách truyền bá vào các nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới ở trung đông. Đồ sứ và gốm nung ở nhiệt độ cao Gốm tráng men nung ở nhiệt độ cao đầu tiên được sản xuất ở Trung Quốc, vào thời nhà Thương (1700-1027 trước Công nguyên). Tại các địa điểm như Yinxu và Erligang, đồ gốm tráng men xuất hiện vào thế kỷ 13 - 17 trước Công nguyên. Những chiếc bình này được làm từ đất sét địa phương, rửa sạch bằng tro gỗ và nung trong lò ở nhiệt độ từ 1200 đến 1225 độ C để tạo ra một loại men nung cao cấp. Các thợ gốm triều đại nhà Thương và nhà Chu tiếp tục cải tiến kỹ thuật, thử nghiệm các loại đất sét và nước rửa khác nhau, cuối cùng dẫn đến sự phát triển của đồ sứ thực sự. [Xem Yin, Rehren và Zheng 2011]. Đến thời nhà Đường (618-907 sau Công nguyên), các lò sản xuất đồ gốm hàng loạt đầu tiên đã được bắt đầu tại địa điểm hoàng gia Jingdezhen và bắt đầu của xuất khẩu thương mại đồ sứ Trung Quốc sang phần còn lại của thế giới. Nguồn tham khảo: Boaretto E, Wu X, Yuan J, Bar-Yosef O, Chu V, Pan Y, Liu K, Cohen D, Jiao T, Li S et al. 2009. Radiocarbon dating of charcoal and bone collagen associated with early pottery at Yuchanyan Cave, Hunan Province, China. Proceedings of the National Academy of Sciences 106(24):9595-9600. Chi Z, and Hung H-C. 2008. The Neolithic of Southern China–Origin, Development, and Dispersal. Asian Perspectives 47(2):299-329. Cui J, Rehren T, Lei Y, Cheng X, Jiang J, and Wu X. 2010. Western technical traditions of pottery making in Tang Dynasty China: chemical evidence from the Liquanfang Kiln site, Xi'an city. Journal of Archaeological Science 37(7):1502-1509. Cui JF, Lei Y, Jin ZB, Huang BL, and Wu XH. 2009. Lead Isotope Analysis Of Tang Sancai Pottery Glazes From Gongyi Kiln, Henan Province And Huangbao Kiln, Shaanxi Province. Archaeometry 52(4):597-604. Demeter F, Sayavongkhamdy T, Patole-Edoumba E, Coupey A-S, Bacon A-M, De Vos J, Tougard C, Bouasisengpaseuth B, Sichanthongtip P, and Duringer P. 2009. Tam Hang Rockshelter: Preliminary Study of a Prehistoric Site in Northern Laos. Asian Perspectives 48(2):291-308. Liu L, Chen X, and Li B. 2007. Non-state crafts in the early Chinese state: an archaeological view from the Erlitou hinterland. Bulletin of the Indo-Pacific Prehistory Association 27:93-102. Lu TL-D. 2011. Early pottery in south China. Asian Perspectives 49(1):1-42. Méry S, Anderson P, Inizan M-L, Lechevallier, Monique, and Pelegrin J. 2007. A pottery workshop with flint tools on blades knapped with copper at Nausharo (Indus Journal of Archaeological Science 34:1098-1116.civilisation, ca. 2500 BC). Prendergast ME, Yuan J, and Bar-Yosef O. 2009. Resource intensification in the Late Upper Paleolithic: a view from southern China. Journal of Archaeological Science 36(4):1027-1037. Shennan SJ, and Wilkinson JR. 2001. Ceramic Style Change and Neutral Evolution: A Case Study from Neolithic Europe. American Antiquity 66(4):5477-5594. Wang W-M, Ding J-L, Shu J-W, and Chen W. 2010. Exploration of early rice farming in China. Quaternary International 227(1):22-28. Yang X-Y, Kadereit A, Wagner GA, Wagner I, and Zhang J-Z. 2005. TL and IRSL dating of Jiahu relics and sediments: clue of 7th millennium BC civilization in central China. Journal of Archaeological Science 32(7):1045-1051. Yin M, Rehren T, and Zheng J. 2011. The earliest high-fired glazed ceramics in China: the composition of the proto-porcelain from Zhejiang during the Shang and Zhou periods (c. 1700-221 BC). Journal of Archaeological Science 38(9):2352-2365.