Phương pháp tiếp cận Văn hóa-Lịch sử: Tiến hóa Xã hội và Khảo cổ học
MOA
2021-10-11T15:47:01+07:00
2021-10-11T15:47:01+07:00
https://ma.ussh.vnu.edu.vn/vi/news/tin-hoat-dong/phuong-phap-tiep-can-van-hoa-lich-su-tien-hoa-xa-hoi-va-khao-co-hoc-38.html
/themes/default/images/no_image.gif
Bảo tàng Nhân học
https://ma.ussh.vnu.edu.vn/uploads/ma/logo-btnh_1.png
Thứ hai - 11/10/2021 15:46
The Culture-Historical Approach: Social Evolution and Archaeology
Cập nhật ngày 18 tháng 4 năm 2019, bởi K. Kris Hirst
Nguồn: Hirst, K. Kris. "The Culture-Historical Approach: Social Evolution and Archaeology." ThoughtCo, Aug. 26, 2020, thoughtco.com/cultural-historical-method-170544. https://www.thoughtco.com/cultural-historical-method-170544
Lược dịch: Nguyễn Huy Nhâm-Bảo tàng Nhân học
Cách tiếp cận văn hóa-lịch sử là gì và tại sao nó lại là một ý tưởng tồi?
Phương pháp văn hóa - lịch sử/culture-historical method (đôi khi được gọi là cultural-historical method hoặc phương pháp tiếp cận hoặc lý thuyết văn hóa - lịch sử) là một cách tiến hành nghiên cứu nhân học và khảo cổ học phổ biến trong giới học giả phương Tây từ khoảng năm 1910 đến năm 1960. Giả thuyết cơ bản của phương pháp tiếp cận văn hóa - lịch sử trong nghiên cứu khảo cổ học hoặc nhân học là xây dựng các mốc thời gian của các sự kiện lớn và những thay đổi văn hóa trong quá khứ cho các nhóm không có tài liệu ghi chép.
Phương pháp văn hóa - lịch sử được phát triển dựa trên lý thuyết của các nhà sử học và nhân học, ở một mức độ nào đó nhằm giúp các nhà khảo cổ học tổ chức và hiểu được khối lượng lớn dữ liệu khảo cổ học đã và đang được thu thập trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 bởi những người sưu tầm đồ cổ. Ngoài ra, điều đó không thay đổi, trên thực tế, với sự sẵn có của điện toán năng lượng (power computing) và các tiến bộ khoa học như hóa học cổ/archaeo-chemistry (DNA, đồng vị ổn định/stable isotopes, tàn dư thực vật/plant residues), lượng dữ liệu khảo cổ học đã tăng lên như nấm. Sự khổng lồ và phức tạp của dữ liệu khảo cổ ngày nay vẫn thúc đẩy sự phát triển của lý thuyết khảo cổ học để nắm bắt được nó.
Trong số các bài viết nhằm xác định lại khảo cổ học vào những năm 1950, các nhà khảo cổ học người Mỹ Phillip Phillips và Gordon R. Willey (1953) đã cung cấp một ẩn dụ tốt để chúng ta hiểu được suy nghĩ sai lầm của khảo cổ học trong nửa đầu thế kỷ 20. Họ nói rằng các nhà khảo cổ văn hóa-lịch sử cho rằng quá khứ giống như một trò chơi ghép hình khổng lồ, rằng có một vũ trụ tồn tại từ trước nhưng chưa được biết đến có thể được nhận biết nếu bạn thu thập đủ các mảnh ghép và lắp chúng lại với nhau.
Thật không may, những thập kỷ đan xen đã cho chúng ta thấy một cách rõ ràng rằng vũ trụ khảo cổ học không hề có trật tự như vậy.
Kulturkreis và sự tiến hóa xã hội
Phương pháp tiếp cận văn hóa-lịch sử dựa trên phong trào Kulturkreis, một ý tưởng được phát triển ở Đức và Áo vào cuối những năm 1800. Kulturkreis đôi khi được đánh vần là Kulturkreise và được phiên âm là "vòng tròn văn hóa" (culture circle), nhưng trong tiếng Anh có nghĩa là một cái gì đó dọc theo hệ thống "phức hợp văn hóa" (cultural complex). Trường phái tư tưởng đó được tạo ra chủ yếu bởi các nhà sử học và dân tộc học người Đức Fritz Graebner và Bernhard Ankermann. Đặc biệt, Graebner từng là một nhà sử học thời trung cổ khi còn là một sinh viên, và là một nhà dân tộc học, ông nghĩ rằng có thể xây dựng các trình tự lịch sử giống như các trình tự lịch sử có sẵn cho các nhà nghiên cứu thời Trung cổ áp dụng cho những khu vực không có nguồn tài liệu chữ viết.
Để có thể xây dựng lịch sử văn hóa của các khu vực cho những người có ít hoặc không có ghi chép bằng văn bản, các học giả đã khai thác khái niệm về sự tiến hóa xã hội đơn tuyến (unilinear social evolution), một phần dựa trên ý tưởng của các nhà nhân loại học người Mỹ Lewis Henry Morgan và Edward Tyler, và nhà triết học xã hội người Đức Karl Marx. Ý tưởng (đã bị bóc trần từ lâu) là các nền văn hóa tiến triển theo một loạt các bước ít nhiều cố định: mông muội (savagery,), dã man (barbarism) và văn minh (civilization). Nếu bạn đã nghiên cứu một cách thích hợp một khu vực cụ thể, áp dụng lý thuyết, bạn có thể theo dõi người dân của khu vực đó đã phát triển (hoặc không) như thế nào qua ba giai đoạn đó, và do đó phân loại các xã hội cổ đại và hiện đại theo vị trí của họ trong quá trình tiến đến văn minh.
Phát minh, Truyền bá, Di cư (Invention, Diffusion, Migration)
Ba quá trình chính được coi là động lực của sự tiến hóa xã hội: (1) phát minh, biến một ý tưởng mới thành sự cách tân; (2) truyền bá, quá trình truyền những phát minh đó từ văn hóa này sang văn hóa khác; và (3) di cư, sự di chuyển thực tế của người dân từ vùng này sang vùng khác. Các ý tưởng (chẳng hạn như nông nghiệp hoặc luyện kim) có thể đã được phát minh ở một khu vực rồi chuyển sang các khu vực lân cận thông qua sự truyền bá (có thể dọc theo các mạng lưới thương mại) hoặc bằng cách di cư.
Vào cuối thế kỷ 19, có một khẳng định ngông cuồng về cái mà ngày nay được coi là "siêu khuếch tán" (hyper-diffusion), rằng tất cả những ý tưởng sang tạo của thời cổ đại (nông nghiệp, luyện kim, xây dựng các công trình kiến trúc vĩ đại) đã xuất hiện ở Ai Cập và lan rộng ra bên ngoài, một lý thuyết đã bị bóc trần một cách triệt để vào đầu những năm 1900. Kulturkreis chưa bao giờ lập luận rằng tất cả mọi thứ đều đến từ Ai Cập, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng có một số lượng hạn chế các trung tâm chịu trách nhiệm về nguồn gốc của những ý tưởng thúc đẩy tiến trình tiến hóa xã hội. Điều đó cũng đã được chứng minh là sai.
Boas và Childe
Các nhà khảo cổ học hăng hái áp dụng phương pháp tiếp cận văn hóa-lịch sử trong khảo cổ học là Franz Boas và Vere Gordon Childe. Boas lập luận rằng bạn có thể tìm hiểu văn hóa-lịch sử của một xã hội tiền chữ viết bằng cách so sánh chi tiết những thứ như các tổ hợp hiện vật (artifact assemblages), các mô hình cư trú (settlement patterns) và phong cách nghệ thuật (art styles). So sánh những điều đó sẽ cho phép các nhà khảo cổ xác định những điểm tương đồng và khác biệt và phát triển lịch sử văn hóa của các khu vực lớn và nhỏ quan tâm vào thời điểm đó.
Childe đã đưa phương pháp so sánh đến giới hạn cuối cùng của nó, mô hình hóa quá trình phát minh nông nghiệp và gia công kim loại từ Đông Á và sự lan tỏa của chúng ra khắp Cận Đông và cuối cùng là Châu Âu. Nghiên cứu bao quát đáng kinh ngạc của ông đã khiến các học giả sau này vượt ra ngoài các phương pháp tiếp cận văn hóa-lịch sử, một bước mà Childe không sống để chứng kiến.
Khảo cổ học và Chủ nghĩa dân tộc: Tại sao chúng ta lại tiến về phía trước (Archaeology and Nationalism: Why We Moved On)
Cách tiếp cận văn hóa-lịch sử đã tạo ra một khuôn khổ, một điểm khởi đầu mà các thế hệ khảo cổ học tương lai có thể xây dựng, và trong nhiều trường hợp, giải cấu trúc và tái dựng. Nhưng, cách tiếp cận văn hóa - lịch sử còn nhiều hạn chế. Giờ đây, chúng ta nhận ra rằng bất kỳ loại hình tiến hóa nào cũng không bao giờ là tuyến tính, mà là bận rộn, với nhiều bước tiến và lùi khác nhau, những thất bại và thành công là một phần của tất cả xã hội loài người. Và thẳng thắn mà nói, đỉnh cao của "nền văn minh" được các nhà nghiên cứu xác định vào cuối thế kỷ 19 là theo tiêu chuẩn ngày nay một cách mỉa mai gây sốc: nền văn minh được trải nghiệm bởi những người đàn ông da trắng, châu Âu, giàu có, có học thức. Nhưng đau đớn hơn là cách tiếp cận văn hóa - lịch sử lại trực tiếp nuôi sống chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Bằng cách phát triển lịch sử khu vực tuyến tính, gắn họ với các nhóm dân tộc hiện đại và phân loại các nhóm trên cơ sở mức độ tiến hóa xã hội tuyến tính mà họ đã đạt được, nghiên cứu khảo cổ học đã nuôi dưỡng con thú của "chủng tộc thượng đẳng" (master race) của Hitler và biện minh cho chủ nghĩa đế quốc (imperialism) và châu Âu cưỡng bức phần còn lại của thế giới thành thuộc địa. Bất kỳ xã hội nào chưa đạt đến đỉnh cao của "văn minh" đều bị định nghĩa là mông muội hoặc man rợ, một ý tưởng ngu ngốc ngớ ngẩn. Giờ thì chúng tôi biết rồi.
Tài liệu tham khảo
- Eiseley LC. 1940. Review of The Culture Historical Method of Ethnology, by Wilhelm Schmidt, Clyde Kluchhohn and S. A. Sieber. American Sociological Review 5(2):282-284.
- Heine-Geldern R. 1964. One Hundred Years of Ethnological Theory in the German-Speaking Countries: Some Milestones. Current Anthropology 5(5):407-418.
- Kohl PL. 1998. Nationalism and Archaeology: On the Constructions of Nations and the Reconstructions of the Remote past. Annual Review of Anthropology 27:223-246.
- Michaels GH. 1996. Culture historical theory. In: Fagan BM, editor. The Oxford Companion to Archaeology. New York: Oxford University Press. p 162.
- Phillips P, and Willey GR. 1953. Method and Theory in American Archeology: An Operational Basis for Culture-Historical Integration. American Anthropologist 55(5):615-633.
- Trigger BG. 1984. Alternative Archaeologies: Nationalist, Colonialist, Imperialist. Man 19(3):355-370.
- Willey GR, and Phillips P. 1955. Method and theory in American archaeology II: Historical-Developmental interpretation. American Anthropologist 57:722-819.
Các nhà lý thuyết xã hội nổi tiếng theo trường phái tiến hóa luận ở thế kỷ 19 như Henry Morgan, Edward Tylor, Herbert Spencer, Jamez Frazer, Emile Durkheim, Karl Marx… đã khẳng định quan điểm rằng tất cả loài người, xã hội và thể chế đều có thể xếp vào cùng một loại thang đo, từ đơn giản đến phức tạp. Chẳng hạn như về xã hội, lý thuyết của Henry Morgan (1818–1881) khẳng định xã hội phát triển từ giai đoạn mông muội (savagery) sang dã man (babarism) đến văn minh (civilization); về tôn giáo, Edward Tylor (1832–1917) cho rằng các hình thức tôn giáo phát triển từ vật linh giáo (animism) đến đa thần giáo (polytheism) rồi đến hình thức cao nhất là nhất thần giáo (monotheism); hay trong tác phẩm nổi tiếng Cành vàng (The Golden Bough), James Frazer (1854-1941) nói đến các giai đoạn phát triển từ ma thuật (magic) đến tôn giáo (religion) rồi đến khoa học (science); Johann Bachofen (1815 – 1887) phát triển lý thuyết của sự tiến hóa văn hóa qua sự phát triển của tổ chức hôn nhân từ tạp hôn (promiscuity) sang mẫu hệ (matriachy) rồi đến phụ hệ (patriachy).
Có thể nói, quan điểm tiến hóa luận của các nhà lý thuyết “ghế bành” (không khảo cứu thực địa) đã có ảnh hưởng trên toàn thế giới, đặc biệt ở những nơi có bàn chân đi “khai hóa văn minh” của phương Tây. Lý thuyết tiến hóa văn hóa đơn tuyến đã cung cấp một sự giải thích “hợp lý” cho tính đa dạng văn hóa ở những nơi mà người phương Tây đặt chân đến. Với việc phân loại các hình thái xã hội, tiến hóa luận giải thích rằng các xã hội không phải ngẫu nhiên mà khác nhau ở thời điểm hiện tại, mà đều đã hoặc sẽ trải qua các giai đoạn giống nhau, và trong đó, xã hội phương Tây là đỉnh cao. Thuyết tiến hóa xã hội này thậm chí đã được sử dụng để biện minh cho định kiến kỳ thị, cho sự phân biệt đối xử và cả chiến tranh.
Cùng với sự phổ biến của quan điểm tiến hóa luận, lý thuyết hiện đại hóa, cũng có gốc rễ từ những quan điểm về “tiến bộ” từ thời đại Ánh Sáng (thế kỷ 18), đã trở thành hậu thuẫn cho những tư tưởng “phát triển” theo kiểu phương Tây. Nó cũng trở thành cơ sở lý luận cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (racism), cũng như thái độ “lấy tộc người mình là trung tâm” – chủ nghĩa vị chủng (ethnocentrism) - và dẫn đến bài xích các xã hội bị coi là thấp kém hơn mình. Việc đặt văn hóa và hệ giá trị của tộc người mình là tiêu chuẩn, từ đó kỳ thị văn hóa, hệ giá trị của nhóm khác, cũng như buộc các tộc người khác phải so sánh và tự xem là thấp kém hơn nhóm của mình đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Lịch sử đã chứng kiến phong trào tử vì đạo của Cơ đốc giáo, sự tàn sát dân Do Thái của Hít-le, hay chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Khơ-me Đỏ là tàn sát hàng triệu người, cũng vì thái độ vị chủng này.
Nguồn: http://dienngon.vn/Blog/Article/tu-nan-nhan-thanh-thu-pham-thuc-dan-van-hoa