Sự xuất hiện sớm nhất của cây kê có niên đại 5.500 năm ở bờ biển Nam Trung Quốc
MOA
2021-10-11T16:04:09+07:00
2021-10-11T16:04:09+07:00
https://ma.ussh.vnu.edu.vn/vi/nghien-cuu/tin-tuc-khao-co-hoc/su-xuat-hien-som-nhat-cua-cay-ke-co-nien-dai-5-500-nam-o-bo-bien-nam-trung-quoc-6.html
/themes/default/images/no_image.gif
Bảo tàng Nhân học
https://ma.ussh.vnu.edu.vn/uploads/ma/untitled-1_6.png
Thứ ba - 01/06/2021 15:21
Tác giả: Jinqi Daiab, Xipeng Cai, Jianhui Jin, Wei Ge, Yunming Huang, Wei Wu, Taoqin Xia, Fusheng Li, Xinxin Zuo
Lược dịch: Nguyễn Huy Nhâm-Bảo tàng Nhân học
Sự phát tán cây trồng từ lâu đã được công nhận là một chủ đề quan trọng trong khảo cổ học nông nghiệp và toàn cầu hóa lương thực. Khu vực duyên hải phía nam Trung Quốc, bao gồm cả tỉnh Phúc Kiến được quan tâm đặc biệt vì là mối nối quan trọng để cây trồng phân tán từ Trung Quốc đại lục sang Đài Loan và các đảo Thái Bình Dương . Tuy nhiên, do việc bảo quản kém các hóa thạch thực vật lớn gây ra bởi điều kiện đất chua, các câu hỏi về thời điểm và địa điểm đầu tiên cây kê xuất hiện ở khu vực này vẫn còn là một chủ đề tranh luận. Nghiên cứu này tập trung vào các dấu vết cây kê còn lại từ ba địa điểm thời kỳ đồ đá mới ở duyên hải Đông Nam tỉnh Phúc Kiến. Nhiều phương pháp xác định niên đại gồm phương pháp xác định niên đại bằng carbon than, phương pháp xác định niên đại bằng carbon thực vật và phát quang kích thích quang học được sử dụng để phục dựng trình tự thời gian của các địa điểm khảo cổ. Kết quả cho thấy các dấu vết của cây kê xuất hiện sớm nhất ở tầng dưới lớp văn hóa Tanshishan của địa điểm Baitoushan, khoảng 5500 cách ngày nay (5,5 ka BP). Sau khoảng 5000 năm cách ngày nay (ca. 5,0 ka BP), các dấu vết của cây kê phổ biến được tìm thấy trong các lớp văn hóa Tanshishan của cả ba địa điểm. Các hóa thạch nhỏ của hạt kê, có thể là dấu tích kê sớm nhất được tìm thấy ở Phúc Kiến được xem xét trong nghiên cứu này cho thấy rằng kê có thể đã đến bờ biển phía nam Trung Quốc ít nhất 5.500 năm trước. Những phát hiện này không chỉ cung cấp những hiểu biết mới về các tuyến đường phân tán kê ở Trung Quốc, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự kết nối nông nghiệp giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục trong thời kỳ đồ đá mới.
Nguồn: https://seaa-web.org/news-blog/journal-updates/new-article-earliest-arrival-millet-south-china-coast-dating-back-5500
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0305440321000261?via%3Dihub
Lược dịch ngày 18/5/2021.
BẢO TÀNG NHÂN HỌC
ka BP" có nghĩa là "kilo-annum Before Present ", tức là 1.000 năm trước năm 1950 ( ngày C14 không được hiệu chỉnh). Ka được sử dụng thường xuyên nhất trong báo cáo địa chất, cổ sinh và khảo cổ học để ấn định ngày chung cho các sự kiện đã xảy ra cách đây rất lâu. Ví dụ, sự xâm nhập của con người vào Tân Thế giới trong kỷ Pleistocen (Kỷ Băng hà) được cho là xảy ra cách đây khoảng 15.000 năm, hay 15 ka (tương đương với khoảng 13.000 năm trước Công nguyên).