Trống đồng đền Hùng

Chủ nhật - 20/06/2021 16:18
Trống đồng đền Hùng
Tên gọi: Trống đồng Đền Hùng
Quyết định công nhận bảo vật: Số 2599/QĐ-TTg ngày 30/12/2013
Hiện đang lưu giữ tại: Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Phát hiện: Ngày 5/8/1990, trong khi đào hố tôi vôi ông Lê Văn Thành cư trú tại đồi Phân Ngùi, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (nay là Xã Hy Cương - TP. Việt Trì - Phú Thọ) đã phát hiện ra trống ở độ sâu 50cm cách mặt đất. Ban Quản lý Đền Hùng đã đến sưu tầm.  
Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2500 - 2300 năm. Trống nhóm C.
Kích thước: ĐK mặt: 93cm; ĐK đáy: 94cm; Cao: 66cm. Trọng lượng: 90kg
Hiện trạng: Thân trống có nhiều lỗ vuông nhỏ là dấu vết còn lại của kỹ thuật đúc.

Trống đồng đền Hùng tại Bảo tàng Hùng Vương
Mặt trống
Đúc khá dày, chính giữa là đĩa mặt trời, đường kính 20cm (tính ra đến đầu tia mặt trời), núm mặt trời có đường kính 8cm. Viền quanh đĩa mặt trời là 3 đường chỉ nối tạo thành 3 đường tròn đồng tâm, tạo ra 2 ô khoảng không ngăn cách với 9 vòng hoa văn trang trí rộng 0,7cm. Tính từ đĩa mặt trời ra gồm các vành hoa văn sau:
Vành 1: rộng 1,5cm, hoa văn vạch chéo gấp khúc
Vành 2: rộng 1,2cm, hoa văn vạch thẳng đứng song song
Vành 3: rộng 1,2cm, trang trí các đường tròn có chấm giữa
Vành 4: rộng 1,2cm, hoa văn là vạch đường thẳng đứng song song
Vành 5: rộng 8cm, hình người hóa trang cách điệu, có mắt hình lông công
Vành 6: rộng 3cm, có 8 chim Lạc quay đầu theo hướng ngược kim đồng hồ, mỗi con dài 15cm, phân bố đều trên mặt trống.
Vành 7: rộng 1,2cm, trang trí vòng tròn có chấm giữa
Vành 8: rộng 1,2cm, trang trí vạch thẳng đứng song song
Vành 9: để trơn, có 4 tượng cóc phân bố đều trên mặt trống, đầu cóc quay ngược chiều kim đồng hồ, mỗi con dài 10,5cm, bốn chân nở, mông nở, bụng thót, mõm dài như mõm nhái.
Thân trống được chia làm 3 phần
Tang trống: Tiếp giáp với mặt trống phình ra có đường kính là 1m, cao 18,5cm, có 6 thuyền chở người hoá trang theo chim cách điệu xen kẽ với hình người hoá trang cách điệu, mỗi thuyền dài 35cm, thuyền và người nằm trong một vành hoa văn gồm 5 vành nhỏ theothứ tự từ trên xuống: 
1 vành không trang trí rộng 0,8cm. 
1 vành vạch đứng rộng 1cm
1 vành tròn chấm giữa rộng 1cm
1 vành vạch thẳng đứng rộng 1cm
1 vành văn người hoá trang cách điệu trên thuyền, dưới cùng còn có 3 đường chỉ nổi tạo thành 3 đường tròn đồng tâm rộng 2cm.
Lưng trống: cao 27cm, đường kính 80cm, có 8 khung hình chữ nhật là những hình người hoá trang cách điệu (hai tầng người) chỉ có mắt và lông công được xen kẽ với các vành thẳng đứng gồm:
Vành vạch xiên rộng 1cm
Vành tròn chấm giữa rộng 1cm
Vành vạch xiên rộng 1cm
Xen kẽ là những đường chỉ nổi thẳng đứng song song, văn tròn chấm ở giữa.
Chân đế: Phình hơn phần thắt đường kính 98cm, phần tiếp giáp với phần thắt là 2cm, không có trang trí rồi đến các vành tròn đồng tâm gồm:
Vành 1 không có trang trí rộng 7,8cm
Vành 2 hình trám lồng rộng 2cm
Vành 3 không trang trí rộng 0,8cm.
Quai trống: có hai đôi quai kép, trang trí hình bông lúa. 

Trống đồng Đền Hùng được phát hiện ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh (Cách 500m theo đường chim bay về phía Tây Nam). Là trống Đông Sơn có kích thước lớn  trong số trống Đông Sơn đã biết ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Với kỹ thuật đúc và nghệ thuật trang trí đạt tới trình độ cao về kỹ thuật luyện kim đồng trống Đền Hùng có hoa văn trang trí đa dạng và cách điệu cao, phản ánh tư duy, thẩm mỹ và thể hiện phần nào cuộc sống tinh thần phong phú của người thời Hùng Vương.
Lâm Anh sưu tầm và biên soạn
Nguồn:
Trống đồng Đền Hùng,
http://dsvh.gov.vn/trong-dong-den-hung-3049



 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây