Bảo tàng Nhân họchttps://ma.ussh.vnu.edu.vn/uploads/ma/logo-btnh_1.png
Thứ ba - 19/10/2021 08:03
Cập nhật ngày 03 tháng 7 năm 2019, bởi K. Kris Hirst. Nguồn: Hirst, K. Kris. "The Domestication of Pigs: Sus Scrofa's Two Distinct Histories." ThoughtCo, Feb. 16, 2021, thoughtco.com/the-domestication-of-pigs-170665. https://www.thoughtco.com/the-domestication-of-pigs-170665 Lược dịch: Nguyễn Huy Nhâm-Bảo tàng Nhân học
Lịch sử thuần hóa của lợn rừng (Sus scrofa) là một câu đố khảo cổ, một phần vì lợn hiện đại của chúng ta hiện nay có nguồn gốc từ lợn rừng. Nhiều loài lợn rừng còn tồn tại trên thế giới ngày nay, chẳng hạn như lợn bướu (Phacochoreus africanus), lợn lùn (Porcula salvania) và lợn hươu (Babyrousa babyrussa); nhưng trong số tất cả các loài lợn, chỉ có lợn rừng (Sus scrofa) đã được thuần hóa. Quá trình đó diễn ra độc lập cách đây khoảng 9.000-10.000 năm ở hai địa điểm: miền đông Anatolia và miền trung Trung Quốc. Sau quá trình thuần hóa ban đầu đó, lợn đã đồng hành cùng những người nông dân ban đầu khi chúng lan tỏa từ Anatolia đến châu Âu, và lan tỏa từ miền trung Trung Quốc đến vùng nội địa. Tất cả các giống lợn hiện đại ngày nay - có hàng trăm giống trên toàn cầu - được coi là các dạng của lợn rừng thuần hóa Sus scrofa domestica và có bằng chứng cho thấy sự đa dạng di truyền đang giảm do việc lai tạo giữa các dòng thương mại đe dọa các giống bản địa. Một số quốc gia đã nhận ra vấn đề này và đang bắt đầu ủng hộ việc tiếp tục duy trì các giống lợn phi thương mại như một nguồn gen cho tương lai. Phân biệt lợn nhà và lợn rừng Phải nói rằng không dễ dàng phân biệt được đâu là động vật hoang dã và đâu là động vật nuôi trong hồ sơ khảo cổ học. Từ đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu đã phân loại lợn dựa trên kích thước răng nanh của chúng (chiếc răng hàm thứ ba bên dưới): lợn rừng thường có răng nanh rộng và dài hơn lợn nhà. Kích thước tổng thể cơ thể (đặc biệt là các thước đo của xương khuỷu [astralagi], xương chân trước [humeri] và xương vai [xương vảy]) đã được sử dụng phổ biến để phân biệt giữa lợn nhà và lợn rừng từ giữa thế kỷ XX. Nhưng kích thước cơ thể lợn rừng thay đổi theo khí hậu: khí hậu nóng hơn, khô hơn thì lợn nhỏ hơn nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc lợn rừng ít hơn. Và thậm chí ngày nay, có những khác biệt đáng chú ý về kích thước cơ thể và kích thước răng nanh trong cả quần thể lợn hoang dã và lợn nhà. Các phương pháp khác được các nhà nghiên cứu sử dụng để xác định lợn thuần hóa bao gồm nhân khẩu học quần thể - giả thuyết cho rằng lợn bị nuôi nhốt sẽ bị giết thịt ở lứa tuổi nhỏ hơn như một chiến lược quản lý và điều đó có thể được phản ánh độ tuổi của lợn trong một bộ sưu tập khảo cổ học. Nghiên cứu của Linear Enamel Hypoplasia (LEH) đo các vòng tăng trưởng trong men răng: vật nuôi trong nhà có nhiều khả năng trải qua các giai đoạn căng thẳng trong chế độ ăn uống và những căng thẳng đó được phản ánh trong các vòng tăng trưởng đó. Phân tích đồng vị ổn định và độ mòn của răng cũng có thể đưa ra manh mối về chế độ ăn của một nhóm động vật cụ thể vì động vật nuôi có nhiều khả năng đã có ngũ cốc trong khẩu phần ăn của chúng. Bằng chứng thuyết phục nhất là dữ liệu di truyền, có thể đưa ra dấu hiệu về các giống loài cổ xưa. Xem Rowley-Conwy và các đồng nghiệp (2012) để biết mô tả chi tiết về lợi ích và cạm bẫy của từng phương pháp này. Cuối cùng, tất cả những gì một nhà nghiên cứu có thể làm là xem xét tất cả những đặc điểm sẵn có này và đưa ra nhận định tốt nhất của mình. Những sự kiện thuần hóa độc lập Bất chấp những khó khăn, hầu hết các học giả đều đồng ý rằng có hai sự kiện thuần hóa riêng biệt từ các phiên bản khác nhau về mặt địa lý của lợn rừng (Sus scrofa). Bằng chứng cho cả hai địa điểm cho thấy rằng quá trình này bắt đầu từ việc những người săn bắn hái lượm địa phương săn lợn rừng, sau đó trong một khoảng thời gian bắt đầu quản lý chúng, và sau đó chủ ý hoặc vô thức giữ những con vật có bộ não và cơ thể nhỏ hơn. Ở Tây Nam Á, lợn là một phần của hệ thực vật và động vật được phát triển ở thượng nguồn sông Euphrates khoảng 10.000 năm trước. Những con lợn thuần hóa sớm nhất ở Anatolia được tìm thấy ở cùng địa điểm thuần hóa gia súc ở khu vực ngày nay là tây nam Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 7500 năm trước Công nguyên (cal TCN), trong giai đoạn cuối thời kỳ đồ đá mới Tiền gốm. Lợn rừng (Sus Scrofa) ở Trung Quốc Ở Trung Quốc, những con lợn được thuần hóa sớm nhất có niên đại khoảng 6600 năm trước Công nguyên, tại địa điểm Giả Hồ (Jiahu) thời đồ đá mới. Giả Hồ ở phía đông-miền trung Trung Quốc giữa sông Hoàng Hà và sông Dương Tử; lợn nhà được tìm thấy gắn liền với nền văn hóa Từ Sơn (Cishan) / Bùi Lý Cương (Peiligang) (6600-6200 cal TCN): trong các lớp trước đó của Giả Hồ, chỉ có lợn rừng là có bằng chứng. Bắt đầu từ lần thuần hóa đầu tiên, lợn đã trở thành vật nuôi chính ở Trung Quốc. Vật hiến tế lợn và mai táng lợn cùng với con người được chứng minh là đã diễn ra vào giữa thiên niên kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Ký tự tiếng Quan thoại hiện đại cho "nhà" hoặc "gia đình" bao gồm một con lợn trong một ngôi nhà; đại diện sớm nhất của ký tự này được tìm thấy được khắc trên một chiếc bình đồng có niên đại thời nhà Thương (1600-1100 trước Công nguyên). Việc thuần hóa lợn ở Trung Quốc là một quá trình chọn lọc động vật ổn định kéo dài trong khoảng thời gian khoảng 5.000 năm. Những con lợn được thuần hóa sớm nhất chủ yếu được chăn thả và cho ăn hạt kê và protein; vào thời nhà Hán, hầu hết lợn được các hộ gia đình nuôi trong chuồng nhỏ và cho ăn hạt kê và đồ phế thải của các hộ gia đình. Các nghiên cứu về di truyền học của lợn Trung Quốc cho thấy sự gián đoạn của quá trình kéo dài này xảy ra trong gia đoạn văn hóa Long Sơn (3000-1900 trước Công nguyên) khi việc chôn cất và hiến tế lợn chấm dứt, và trước đó những đàn lợn ít nhiều đồng đều trở thành những con lợn nhỏ, có phong cách riêng (hoang dã). Cucchi và các đồng nghiệp (2016) cho rằng điều này có thể là kết quả của một sự thay đổi chính trị - xã hội trong gia đoạn văn hóa Long Sơn, mặc dù họ đã khuyến nghị các nghiên cứu bổ sung. Các chuồng trại nuôi lợn sớm đã được nông dân Trung Quốc sử dụng đã khiến quá trình thuần hóa lợn ở Trung Quốc nhanh hơn nhiều so với quy trình thuần hóa lợn Tây Á vốn được phép thả rông trong các khu rừng châu Âu cho đến cuối thời Trung Cổ. Lợn lan tỏa tới Châu Âu Bắt đầu từ khoảng 7.000 năm trước, người dân Trung Á đã di cư đến châu Âu, mang theo các loài động vật và thực vật trong nhà theo ít nhất bằng hai con đường chính. Những người mang động vật và thực vật vào châu Âu được gọi chung là nền văn hóa Linearbandkeramik (hoặc LBK). Trong nhiều thập kỷ, các học giả đã nghiên cứu và tranh luận về việc liệu những người thợ săn thời kỳ đồ đá giữa ở châu Âu có phát triển lợn nhà trước khi LBK di cư hay không. Ngày nay, hầu hết các học giả đều đồng ý rằng quá trình thuần hóa lợn ở châu Âu là một quá trình hỗn hợp và phức tạp, với những người săn bắn hái lượm thời đồ đá giữa và những người nông dân LBK tương tác ở các cấp độ khác nhau. Ngay sau khi lợn LBK đến châu Âu, chúng đã lai với lợn rừng địa phương. Quá trình này, được gọi là quá trình ngược dòng (có nghĩa là lai tạo thành công giữa động vật hoang dã và thuần hóa), đã tạo ra lợn nhà châu Âu, sau đó lan rộng ra từ châu Âu, và ở nhiều nơi đã thay thế lợn Cận Đông đã được thuần hóa. Nguồn tham khảo:
Arbuckle BS. 2013. The late adoption of cattle and pig husbandry in Neolithic Central Turkey. Journal of Archaeological Science 40(4):1805-1815.
Cucchi T, Hulme-Beaman A, Yuan J, and Dobney K. 2011. Early Neolithic pig domestication at Jiahu, Henan Province, China: clues from molar shape analyses using geometric morphometric approaches. Journal of Archaeological Science 38(1):11-22.
Cucchi T, Dai L, Balasse M, Zhao C, Gao J, Hu Y, Yuan J, and Vigne J-D. 2016. Social complexification and pig (Sus scrofa) Husbandry in ancient China: A combined geometric morphometric andiIsotopic approach. PLOS ONE 11(7): e0158523.
Evin A, Cucchi T, Cardini A, Strand Vidarsdottir U, Larson G, and Dobney K. 2013. The long and winding road: identifying pig domestication through molar size and shape. Journal of Archaeological Science 40(1):735-743.
Groenen MAM. 2016. A decade of pig genome sequencing: a window on pig domestication and evolution. Genetics Selection Evolution 48(1):1-9.
Krause-Kyora B, Makarewicz C, Evin A, Girdland Flink L, Dobney K, Larson G, Hartz S, Schreiber S, Von Carnap-Bornheim C, Von Wurmb-Schwark N et al. 2013. Use of domestic pigs by Mesolithic hunter-gatherers in northwestern Europe. Nature Communications 4(2348).
Larson G, Liu R, Zhao X, Yuan J, Fuller D, Barton L, Dobney K, Fan Q, Gu Z, Liu X-H et al. 2010. Patterns of East Asian pig domestication, migration, and turnover revealed by modern and ancient DNA. Proceedings of the National Academy of Sciences 107(17):7686-7691.
Lega C, Raia P, Rook L, and Fulgione D. 2016. Size matters: A comparative analysis of pig domestication. The Holocene 26(2):327-332.
Rowley-Conwy P, Albarella U, and Dobney K. 2012. Distinguishing Wild Boar from Domestic Pigs in Prehistory: A Review of Approaches and Recent Results. Journal of World Prehistory 25:1-44.
Wang H, Martin L, Hu S, and Wang W. 2012. Pig domestication and husbandry practices in the middle Neolithic of the Wei River Valley, northwest China: evidence from linear enamel hypoplasia. Journal of Archaeological Science 39(12):3662-3670.
Zhang J, Jiao T, and Zhao S. 2016. Genetic diversity in the mitochondrial DNA D-loop region of global swine (Sus scrofa) populations. Biochemical and Biophysical Research Communications 473(4):814-820.