Lịch sử thuần hóa của cây bông (Gossypium)

Thứ hai - 25/10/2021 10:59
Cập nhật ngày 30 tháng 1 năm 2020, bởi Nicoletta Maestri
Nguồn: Maestri, Nicoletta. "The Domestication History of Cotton (Gossypium)." ThoughtCo, Feb. 16, 2021, thoughtco.com/domestication-history-of-cotton-gossypium-170429.
https://www.thoughtco.com/domestication-history-of-cotton-gossypium-170429
Lược dịch: Nguyễn Huy Nhâm-Bảo tàng Nhân học
Bông (Gossypium sp.) là một trong những cây phi lương thực quan trọng nhất và được thuần hóa sớm nhất trên thế giới. Bông được sử dụng chủ yếu để lấy sợi, đã được thuần hóa độc lập ở cả Cựu Thế giới và Tân Thế giới. Từ "cotton" có nguồn gốc từ thuật ngữ tiếng Ả Rập là al qutn, từ này là algodón trong tiếng Tây Ban Nha và cotton trong tiếng Anh.
Gần như tất cả bông được sản xuất trên thế giới ngày nay là loài Gossypium hirsutum của Tân Thế giới, nhưng trước thế kỷ 19, một số loài đã được trồng ở các lục địa khác nhau. Bốn loài Gossypium đã được thuần hóa thuộc họ Malvaceae là G. arboreum L., được thuần hóa ở thung lũng Indus của Pakistan và Ấn Độ; G. herbaceum L. từ Ả Rập và Syria; G. hirsutum từ Mesoamerica; và G. barbadense từ Nam Mỹ.
Tất cả bốn loài nội địa và loài họ hàng hoang dã của chúng là cây bụi hoặc cây nhỏ được trồng theo truyền thống như cây trồng mùa hè; các giống thuần hóa là cây trồng chịu hạn và mặn cao, phát triển tốt trong môi trường khô hạn và bất lợi. Bông ở Cựu Thế giới có sợi ngắn, thô và yếu, ngày nay chủ yếu được sử dụng để nhồi và làm chăn bông; Tân Thế giới có nhu cầu sản xuất Bông cao hơn nhưng cung cấp sợi dài hơn, chắc hơn và năng suất cao hơn.
Xem chi tiết tại: https://ma.ussh.vnu.edu.vn/vi/nghien-cuu/tin-tuc-khao-co-hoc/lich-su-thuan-hoa-cua-cay-bong-gossypium-96.html 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay1,542
  • Tháng hiện tại36,281
  • Tổng lượt truy cập519,167
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây