Trong nghiên cứu về di sản văn hóa, các di chỉ khảo cổ được coi là một trong những nguồn tài nguyên có thể khai thác hiệu quả và là động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản văn hóa và phát triển du lịch. Trong số hàng nghìn di chỉ khảo cổ học của Việt Nam, đã có những di chỉ khảo cổ học nổi tiếng được UNESCO công nhận và được bảo tồn tốt và khai thác phục vụ du lịch như Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Quần thể di tích Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn. Bên cạnh đó, còn có vô số di chỉ khảo cổ học khác không được bảo tồn tốt, trong đó có các di chỉ khảo cổ học thời tiền sơ-sử do nhiều nguyên nhân đang bị xâm thực, xói mòn theo thời gian, thậm chí có nguy cơ bị xóa sổ. Trước bối cảnh nêu trên, rất cần có những thảo luận, nghiên cứu đánh giá đầy đủ về thực trạng quản lý, bảo tồn và những yếu tố có tác động tiêu cực đến việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản khảo cổ học thời tiền sơ sử.
Sau nhiều lần trì hoãn bởi Covid-19 cuối cùng "Hội thảo Quản lý di sản Khảo cổ học: Lý thuyết và Thực tiễn" cũng đã được tổ chức.
Hội thảo Khoa học Quản lý Di sản Khảo cổ học: Lý thuyết và Thực tiễn diễn ra vào ngày 9.4.2022 (Thứ 7).
Hình thức:
Trực tiếp:Tại tầng 3 nhà D, 336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân, Hà Nội và Online trên nền tảng zoom.
Hội thảo có sự tham gia của các nhà nghiên cứu như:
PGS.TS.Tống Trung Tín
PGS.TS. Nguyễn Văn Huy
PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử
PGS.TS. Nguyễn Lân Cường
PGS.TS. Trần Trọng Dương
TS. Hà Hữu Nga
TS. Lê Thị Liên
Và nhiều nhà nghiên cứu khác.
Hội thảo đã thu hút hơn 100 người tham dự trực tuyến và gần 40 học giả tham gia trực tiếp.