Quản lý Tài nguyên Văn hóa là một quá trình bảo vệ và quản lý các yếu tố đa dạng nhưng khan hiếm của di sản văn hóa được xem xét trong một thế giới hiện đại với sự gia tang dân số và những nhu cầu thay đổi. Dù thường được đánh đồng với khảo cổ học, CRM trên thực tế nên và thực sự bao gồm một loạt các loại thuộc tính: “cảnh quan văn hóa (cultural landscapes), địa điểm khảo cổ (archaeological sites), ghi chép lịch sử (historical records), thể chế xã hội (social institutions), văn hóa biểu cảm (expressive cultures), nhà cổ (old buildings), tín ngưỡng và thực hành tôn giáo (religious beliefs and practices), di sản công nghiệp (industrial heritage), cuộc sống dân gian (folklife), hiện vật (artifacts) [ và] các địa điểm tâm linh”(T. King 2002: tr 1).
Quản lý tài nguyên văn hóa: Những điểm quan trọng
Quản lý Tài nguyên Văn hóa (CRM) là một quy trình mà mọi người sử dụng để quản lý và đưa ra quyết định về các nguồn tài nguyên văn hóa khan hiếm theo cách công bằng.
CRM (còn được gọi là Quản lý Di sản/Heritage Management) bao gồm thắng cảnh, di tích khảo cổ, ghi chép lịch sử và địa điểm tâm linh.
Quá trình này phải cân bằng nhiều nhu cầu khác nhau: an toàn, bảo vệ môi trường, vận tải và nhu cầu xây dựng của một cộng đồng ngày càng lớn với sựtự hào và bảo vệ quá khứ.
Những người đưa ra các quyết định đó là các cơ quan nhà nước, chính trị gia, kỹ sư xây dựng, thành viên của cộng đồng bản địa và cộng đồng địa phương, nhà sử học truyền miệng, nhà khảo cổ học, người đứng đầu thành phố và các bên quan tâm khác.
Tài nguyên văn hóa trong thế giới thực
Tất nhiên, những tài nguyên này không tồn tại trong môi trường chân không. Thay vào đó, chúng ở trong một môi trường nơi mọi người sống, làm việc, sinh con, xây dựng các tòa nhà mới và những con đường mới, đòi hỏi có các bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh và công viên, đồng thời cần môi trường an toàn và được bảo vệ. Trong những trường hợp thường xuyên, việc mở rộng hoặc thay đổi thành phố, thị trấn và khu vực nông thôn tác động hoặc đe dọa tác động đến các nguồn lực văn hóa: ví dụ, những con đường mới cần được xây dựng hoặc đường cũ được mở rộng vào những khu vực chưa được khảo sát về tài nguyên văn hóa có thể bao gồm các địa điểm khảo cổ và các tòa nhà lịch sử. Trong những trường hợp này, các quyết định phải được đưa ra để đạt được sự cân bằng giữa các lợi ích khác nhau: sự cân bằng đó vừa phải đảm bảo cho phép sự phát triển thiết thực cho các cư dân sinh sống và vừa xem xét đến việc bảo vệ các tài nguyên văn hóa.
Vậy, ai là người quản lý các tài sản này, ai là người đưa ra các quyết định đó? Có đủ loại người tham gia vào cái gọi là “một quy trình chính trị” cân bằng sự đánh đổi giữa phát triển và bảo tồn: các cơ quan nhà nước như Sở Giao thông vận tải (Departments of Transportation) hoặc Cán bộ Bảo tồn Di tích Nhà nước (State Historic Preservation Officers), chính trị gia, kỹ sư xây dựng, thành viên cộng đồng bản địa, các nhà tư vấn khảo cổ học hoặc lịch sử, các nhà sử học truyền miệng, các thành viên hiệp hội lịch sử, những người đứng đầu thành phố: trên thực tế, danh sách các bên liên quan thay đổi theo dự án và các nguồn lực văn hóa liên quan.
Quy trình chính trị của CRM
Phần lớn những tài nguyên mà người thực hành Quản lý Tài nguyên Văn hóa ở Hoa Kỳ thực sự giải quyết là (a) như địa điểm khảo cổ và các tòa nhà, và (b) những tài nguyên được biết đến hoặc được cho là đủ điều kiện để đưa vào Đăng ký Di tích Lịch sử Quốc gia (National Register of Historic Places). Khi chính quyền liên bang tham gia một dự án hoặc hoạt động mà có thể ảnh hưởng đến một tài sản như vậy, một loạt các yêu cầu pháp lý cụ thể, được đưa ra trong các quy định theo Mục 106 của Đạo luật Bảo tồn Di tích Lịch sử Quốc gia (Section 106 of the National Historic Preservation Act) sẽ có hiệu lực. Các quy định của Mục 106 đưa ra một hệ thống các bước theo đó các di tích lịch sử được xác định, những tác động lên chúng được dự đoán và các cách thức làm việc được đưa ra để bằng cách nào đó giải quyết các tác động bất lợi. Tất cả điều này được thực hiện thông qua tham vấn với chính quyền liên bang, Viên chức Bảo tồn Di tích Lịch sử của Tiểu bang và các bên liên quan khác.
Mục 106 không bảo vệ những tài nguyên văn hóa không phải là tài sản lịch sử (historic properties) - ví dụ, các di tích văn hóa tương đối quan trọng gần đây và các đặc trưng văn hóa phi vật thể như âm nhạc, khiêu vũ và thực hành tôn giáo. Nó cũng không ảnh hưởng đến các dự án mà chính phủ liên bang không tham gia — nghĩa là, các dự án tư nhân, tiểu bang và địa phương không yêu cầu quỹ liên bang hoặc giấy phép. Tuy nhiên, đó là quá trình xem xét Mục106 mà hầu hết các nhà khảo cổ muốn nói ý là "CRM".
CRM: Quy trình
Mặc dù quy trình CRM được mô tả ở trên phản ánh cách thức quản lý di sản (heritage management) hoạt động ở Hoa Kỳ, nhưng việc thảo luận về những vấn đề như vậy ở hầu hết các quốc gia trong thế giới hiện đại bao gồm một số bên liên quan và hầu như kết quả luôn là sự thỏa hiệp giữa các lợi ích cạnh tranh về bảo tồn lịch sử, nhưng phải đảm bảo an toàn, lợi ích thương mại và sự dao động liên tục của sức mạnh chính trị về những gì thích hợp được bảo tồn và những gì không.
Cảm ơn Tom King vì những đóng góp của anh ấy cho định nghĩa này.
Sách CRM gần đây
- King, Thomas F. A Companion to Cultural Resource Management. Walden, Massachusetts: Wiley-Blackwell, 2011. Print.
- Hardesty, Donald L., and Barbara J. LIttle. Assessing Site Significance: A Guide for Archaeologists and Historians. Second ed. Lanham, Massachusetts: Altamira Press, 2009. Print.
- Hurley, Andrew. Beyond Preservation: Using Public History to Revitalize Inner Cities. Philadelphia: Temple Univeristy Press, 2010.
- King, Thomas F., ed. A Companion to Cultural Resource Management. Walden, Massachusetts: Wiley-Blackwell, 2011. Print.
- Siegel, Peter E., and Elizabeth Righter, eds. Protecting Heritage in the Caribbean. Tuscaloosa, University of Alabama Press, 2011, Print.
- Taberner, Aimée L. Cultural Property Acquisitions: Navigating the Shifting Landscape. Walnut Creek, California: Left Coast Press, 2012. Print.
- Taylor, Ken, and Jane L. Lennon, eds. Managing Cultural Landscapes. New York: Routledge, 2012. Print.