Quản lý nguồn Tài nguyên Khảo cổ học ở Thái Lan

Thứ tư - 02/06/2021 09:38
Archaeological Resource Management in Thailand
Thanik Lertchanrit
Lược dịch: Nguyễn Huy Nhâm-Bảo tàng Nhân học

Người ta thường chấp nhận rằng các nguồn lực văn hoá bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là quan trọng, có ý nghĩa  và giá trị tiềm năng đối với loài người (xem Lipe 1984, 1985). Bởi một số lượng lớn các nguồn tài nguyên văn hóa, đặc biệt là các di tích khảo cổ học và di tích lịch sử đã bị phá hủy và tình trạng này dường như vẫn tiếp diễn, hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều có những chính sách về bảo tồn các nguồn tài nguyên văn hóa của họ.
Các vấn đề cơ bản về bảo vệ, bảo tồn mà hầu hết các quốc gia gặp phải bao gồm việc trộm cắp (xem Bhumadhon 1994; Hutt et al. 1992), buôn lậu cổ vật, thái độ thờ ơ của công chúng đối với công tác khảo cổ và sự phá hủy gây ra bởi các hoạt động phát triển như sự chuyển đổi đất đai nông nghiệp, xây dựng đường xá, và xây dựng các đập thủy lợi.
Với sự quan tâm ngày càng lớn về sự tồn tại và tương lai của các nguồn tài nguyên văn hóa, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang cố gắng hạn chế và giải quyết những vấn đề kể trên theo các thuật ngữ chung được sử dụng ở Vương Quốc liên hiệp Anh và các quốc gia châu Âu khác như Australia và New Zealand, đó là, quản lý các nguồn tài nguyên văn hóa (cultural resource management), quản lý di sản khảo cổ học (archaeological heritage management), hay quản lý tài nguyên khảo cổ học (archaeological resource management), xem (Cleere 1989; Hunter and Ralston 1993; McKinlay and Jones 1979).
Thuật ngữ "quản lý tài nguyên văn hoá" hay CRM (cultural resource management), đã được sử dụng ở Hoa Kỳ trong hơn hai thập niên qua. Nó thường đề cập đến bảo tồn, bảo quản, bảo vệ và nghiên cứu các di tích khảo cổ và các kiến trúc lịch sử (xem Fowler 1982, Kerber 1994, Lipe và Lindsay 1974, Smith and Ehrenhard 1991). Khái niệm và thực tiễn của CRM đã được phát triển từ mối quan tâm về việc tàn phá nhanh chóng ở các di chỉ khảo cổ.
Bởi vì các nguồn tài nguyên văn hóa mang lại ý nghĩa quan trọng cho xã hội loài người và là nguồn tài nguyên không thể tái tạo, do đó hợp lý để nói rằng nên có những biện pháp bảo vệ chủ yếu tập trung vào việc kiểm kê di tích, đánh giá và bảo vệ các nguồn tài nguyên khảo cổ học khỏi sự phá hủy bởi con người hoặc các hiện tượng tự nhiên hay giải cứu các thông tin quan trọng trước sự phá hủy. Trong phần tiếp theo, tôi sẽ xem xét bối cảnh lịch sử của các vấn đề về bảo tồn, vấn đề quản lý, luật pháp và các khía cạnh khác của quản lý các nguồn tài nguyên văn hóa ở Thái Lan với trọng tâm là nguồn tài nguyên khảo cổ và các vấn đề về vệ tài nguyên hiện nay.
Bối cảnh lịch sử và hành chính
Thái Lan có lịch sử lâu dài về phát triển văn hóa, nhưng quản lý các nguồn tài nguyên văn hóa trong khuôn khổ bảo tồn thì chỉ mới bắt đầu gần đây. Trong suốt lịch sử phát triển văn hóa, nhận thức về quá khứ là khác nhau theo từng địa phương tùy thuộc tôn giáo, tín ngưỡng và bối cảnh chính trị. Ví dụ như các phật tử người Thái thường nhận thức quá khứ như một thứ gì đó biểu hiện cho sự thay đổi và trạng thái biến đổi. Qúa khứ có thể bị lãng quên dễ dàng và nhanh chóng. Người ta hy vọng rằng, những điều mới mẻ có thể được xây dựng, phát minh hoặc sáng tạo ra. Do đó, việc trùng tu hay xây dựng lại các ngôi chùa cũ, các ngôi tháp, sảnh đường và các công trình tôn giáo khác là không sai lệch về văn hóa. Byrne (1995) thảo luận sôi nổi về việc sử dụng các tòa tháp và những xung đột trong hoạt động bảo tồn ở Thái Lan. Nghiêm túc mà nói, quá khứ được giải thích theo vua Rama VI (1910-1925) trong thời kỳ trị vì của ông là một công cụ then chốt trong việc xây dựng chủ nghĩa dân tộc. Ông thuyết phục mọi người tự hào về văn hoá và quá khứ của họ (Vella 1978).
            Liên quan đến sự phá hủy của di sản văn hóa trong nghĩa hiện đại của quản lý nguồn tài nguyên khảo cổ học, luật bảo vệ đầu tiên - Pra Kaad Khet Rang Wat Poo Rai Khut Wat (Tuyên bố về ranh giới đền thờ và những kẻ cắp ở đền thờ) đã được ban hành năm 1851 trong thời kỳ trị vì của vưa Rama IV (Fine Arts Department [FAD] 1968). Mục tiêu chíng của luật là nhằm bảo vệ những ngôi đền thờ khỏi nạn trộm cắp.
Cần lưu ý rằng trong suốt triều đại Rama IV (1851-1868), Thái Lan (hay Xiêm La, tên được biết đến vào thời điểm đó) đang trong giai đoạn phát triển quan hệ quốc tế. Trong khi nhà vua muốn đất nước mở cửa để tạo mối quan hệ với các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh và Pháp (xem Syamananda 1993), đồng thời ông cũng đã nhận thức được khía cạnh tiêu cực của quá trình thực dân. Vì lý do này, ông đã nhìn quá khứ như là một cách để hỗ trợ việc xây dựng quốc gia hoặc phát triển ý thức về sự đoàn kết và niềm tự hào dân tộc (Syamananda 1993). Trong suốt triều đại của ông, nhiều dự án nghiên cứu khảo cổ, bao gồm cả việc chuẩn bị trưng bày bảo tàng, đã được thực hiện. Tuy nhiên, vì tác phẩm này chỉ là kết quả của riêng cá nhân ông, chứ không phải là sảm phẩm chung của các chính sách của chính phủ, do đó nó chỉ được thực hiện bởi các nhóm nhỏ tài năng, những người chỉ phục vụ cho các dự án của hoàng gia. Tuy nhiên, giá trị và ý nghĩa của các nguồn văn hoá được hiểu là sự quan trọng đối với quốc gia và xứng đáng được bảo vệ.
Sự hồi sinh của quá khứ đã được tiếp tục trong thời trị vì của Vua Rama V (1868-1910). Vua Chulalongkorn, ông cũng được biết như một nhà cải cách và một học giả lớn. Ông cũng quan tâm về đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau như khảo cổ học, dân tộc học và lịch sử, và công cũng viết một số sách liên quan đến khảo cổ học. Ông cũng thành lập một bảo tàng trong cung điện của mình, đồng thời kêu gọi sự trao trả lại hiện việc đã bị đánh cắp từ bảo tàng Dân tộc học ở Berlin, và xây dựng Cục/vụ Bảo tàng như một cơ quan của chính phủ. Ngoài ra, ông cũng đã thành lập câu lạc bộ Cổ vật để quảnh bá nghiên cứu khảo cổ học, nghệ thuật và lịch sử (Charoen- wongsa 1994; FAD 1989; Ketudhat 1995; Sangruchi 1992). Các cuộc khai quật khoa học đầu tiên do Phraya Boranrajathanin thực hiện ở Ayutthaya là một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên khảo cổ học.
Những nỗ lực này làm tăng nhanh chóng nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên văn hoá và cuối cùng dẫn đến sự phát triển của quản lý tài nguyên văn hoá trong nước. Theo quan niệm của nhà vua, “tài nguyên văn hóa” (CR) là những thứ xưa cũ. Do đó, không ngạc nhiên rằng, kể cả thời điểm hiện tại cũng chưa có định nghĩa rõ ràng và cụ thể về tài nguyên văn hóa được sử dụng trong bối cảnh pháp luật.
Năm 1926, sáu năm sau khi trị vì của vua Chulalongkorn, Đạo luật Bảo tàng Bangkok được ban hành, thành lập bảo tàng công cộng đầu tiên của Thái Lan. Ngoài ra, các quy định liên quan đến "vận chuyển cổ vật và các hiện vật có tính nghệ thuật" được ban hành nhằm đáp ứng tình trạng buôn lậu và buôn bán trái phép cổ vật (Sangruchi 1992: 5). Vào thời điểm đó, việc quản lý tài nguyên văn hoá chủ yếu liên quan đến việc bảo vệ các di tích khảo cổ học.
Một sự thay đổi đáng kể đã xảy ra trong thời của Thủ tướng Chính phủ Field Marshal Pibunsonggram (1897–1964). Pibunsonggram làm rõ vai trò của ông trong chính phủ và cố gắng sử dụng các yếu tố văn hoá như là công cụ để nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước. Ví dụ, ông khuyến khích người dân chỉ sử dụng và mua các sản phẩm của Thái Lan và yêu cầu họ ăn mặc những đồ mà ông gọi là thời trang “văn minh” như áo khoác, quần tây, áo sơ mi, mũ, găng tay và cà vạt (Suwannathat-Pian 1995:135–51; Wyatt 1984:255).
Hơn nữa, Luang Wichitwathakan (1898-1962), một học giả nổi tiếng và là nhà văn, nhà lịch sử có tiếng trong thời kỳ này, khẳng định trong một nghiên cứu của ông về lịch sử sắc tộc của người Thái rằng người Thái là chủng tộc cổ xưa nhất thay vì "một trong những chủng tộc cổ đại "(Charoenwongsa 1994: 1). Kasetsiri (1979: 166-68) giải thích rằng lịch sử được viết bởi Luang Wichitwathakan giống như một vũ khí ý thức hệ của giới cầm quyền mới, đặc biệt là quân đội, để biện minh cho việc cai trị đất nước.
Trong chính phủ của Pibunsonggram, nhiều đạo luật, quy định và luật áp dụng cho di sản văn hoá đã được thông qua; những văn bản luật hiệu quả nhất là Đạo luật Văn hoá Quốc gia năm 1940, Hội đồng Văn hoá năm 1940, và Văn kiện Bộ Văn hoá năm 1945. Văn phòng Ủy ban Văn hoá Quốc gia thành lập năm 1979, khi tướng Kriangsak Chamananda lên làm Thủ tướng. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ Prem Tinnasulanonda công bố chính sách văn hoá quốc gia. Gần đây nhất, dưới sự quản lý của nội các Chuan Leekphai, chính phủ tuyên bố năm 1994 là Năm Khuyến khích Văn hoá Thái Lan nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về giá trị truyền thống và phong tục tập quán Thái. Chiến dịch toàn quốc này diễn ra chủ yếu với các khía cạnh phi vật chất của văn hoá như niềm tin, hệ tư tưởng, tôn giáo và văn hoá dân gian. Về quản lý tài nguyên khảo cổ học, Văn phòng Khảo cổ học thuộc Bộ Văn hoá Mỹ đã chịu trách nhiệm từ năm 1926.
Quản lý tài nguyên khảo cổ học
Việc quản lý tài nguyên khảo cổ học ở Thái Lan là một sự quản lý độc quyền của chính phủ được thực hiện bởi Văn phòng khảo cổ học thuộc Cục Mỹ Thuật (Fine Art Department, FAD). Theo luật pháp, Văn phòng Khảo cổ học là "cơ quan chủ chốt trong việc khôi phục các di tích cổ và các di chỉ khảo cổ. Nó cũng chịu trách nhiệm về việc bảo tồn và điều tra các di tích khảo cổ vì lợi ích của đất nước, vì mục đích nghiên cứu về lịch sử của đất nước, và để duy trì di sản văn hóa của dân tộc "(FAD 1990: 24).
Về mặt hành chính, FAD là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm về quản lý các nguồn tài nguyên văn hóa của quốc gia. Văn phòng Khảo cổ học, được thành lập vào năm 1908 là Câu lạc bộ Cổ vật, là một trong mười cơ quan trong cục. Nó được cải cách dần dần và sau đó chuyển từ một câu lạc bộ tư nhân thành một cơ quan thuộc chính phủ. Về mặt cấu trúc hành chính, Văn phòng Khảo cổ học được chia thành 7 bộ phận chính: các vấn đề chung; bộ phận kế hoạch và đánh giá; bộ phận nghiên cứu; bộ phận phục dựng và bảo tồn các di tích cổ; bảo tồn và phục dựng tranh tường và các tác phẩm điêu khắc không thể di dời; bộ phận kiểm tra và bảo dưỡng; và bộ phận các dự án Công viên lịch sử.
Hơn nữa, theo luật pháp, Văn phòng Khảo cổ học được trao toàn quyền cho phép hoặc từ chối đề nghị tiến hành khảo sát khảo cổ trên đất công. Năm 1995, Văn phòng Khảo cổ học được hợp nhất với Viện Bảo tàng Quốc gia thành Viện Bảo tàng Khảo cổ học và Bảo tàng Quốc gia, nhưng sau đó tách ra làm cơ quan riêng lẻ dưới sự bảo trợ của FAD, giống như Văn phòng Bảo tàng Quốc gia.
Nói chung, có 2 nhóm khảo cổ học chính ở Thái Lan. Một nhóm tập trung vào công tác phục dựng, công việc của họ là phối hợp với FAD trong việc bảo tồn và khám phá các di chỉ khảo cổ học, các quận/huyện và thành phố cổ. Nhóm khác phối hợp với các cơ sở nghiên cứu – giáo dục như các trường đại học, cao đẳng. Để đáp ứng cho các dự án Công viên lịch sử, một số lượng lớn các khảo sát ở các địa điểm, di tích khảo cổ học của các nhà khảo cổ học thuộc FAD trong 10 năm qua được thiết kế chủ yếu khai quật giải cứu/cứu hộ cho các địa điểm khảo cổ học lớn và sau đó phát triển chúng thành “các Công viên lịch sử”. Charoenwongsa (1994: 2) lưu ý rằng "các nhà quản lý / nhà quản lý có niềm vui lớn hơn trong việc khôi phục các di tích cổ. Tình hình đã không thay đổi nhiều ". Điều này có vẻ mỉa mai vì Musigakama (1995: 38), cựu giám đốc của Văn phòng Khảo cổ, cho biết Văn phòng Khảo cổ học không chỉ có trách nhiệm khảo sát, bảo dưỡng, phục hồi và bảo tồn di sản khảo cổ học, mà còn có trách nhiệm trong việc việc nghiên cứu khoa học về các ghi chép, hồ sơ khảo cổ học.
Sau những dự án thám hiểm chung với các đối tác nước ngoài trong những năm 1960, FAD của Thái Lan đã khởi xướng nhiều dự án di động để chống lại các hoạt động trộm cắp cổ vật trong những năm 1970. Dưới sự chỉ đạo của Pisit Charoenwongsa, Dự án Khảo cổ học Đông Bắc Thái Lan được thành lập từ năm 1975, dự án khai quật Ban Chiang là một sự nỗ lực tham gia giữa FAD và Đại học Bảo tàng thuộc Đại học Pennsylvania thực hiện với sự điều phối của Pisit Charoenwongsa and và sau đó là tiến sĩ Chester F. Gorman. Với sự thành công của Dự án Khảo cổ học Đông Bắc Thái Lan, Văn phòng Khảo cổ học (sau đó gọi là Bộ phận/Phòng Khảo cổ học) đã tạo ra ba dự án khảo cổ thuộc các khu vực Bắc, Trung và Nam Thái Lan.
Sau đó, các dự án khu vực đã được đưa ra dưới sự quản lý của Dự án Khảo cổ học Thái Lan (Thailand Archaeological Project, TAP). Là Giám đốc của TAP và bộ phận nghiên cứu của Phòng Khảo cổ học, Pisit đã khuyên các đồng nghiệp trẻ lựa chọn theo hướng các dự án riêng của mình. Những năm 1980, Khemchart Tepchai (hiện là giám đốc Văn phòng Khảo cổ học), Tarapong Srisuchart, Bovornvate Rungruchee, Amphan Kijngam, Sathaporn Khanyuen, Sayan Pricharnchit, và Niti Saengwan là giám đốc của các dự án khu vực này. Để học hỏi và làm giàu kinh nghiệm cho bản thân, nhiều người trong số họ đã di chuyển hoặc thay đổi, luân phiên nhau trong các dự án khu vực này.
Trong những năm 1980, lần đầu tiên TAP và các dự án khu vực đã trình bày hàng trăm báo cáo khảo sát ở các địa điểm khảo cổ. Cùng với đó là một lượng lớn dữ liệu thu thập được đã được xuất bản thành khoảng 50 cuốn sách vào cuối những năm 1908 và đầu những năm 1990.
Các dự án nghiên cứu chung với các đồng nghiệp nước ngoài đã được thực hiện với kết quả hỗn hợp. Nhiều nguyên lý tốt được đưa ra bởi các đồng nghiệp phương Tây bao gồm khái niệm về các chương trình nghiên cứu theo định hướng đa ngành, định hướng vấn đề và nghiên cứu có hệ thống về các di tích khảo cổ học. Tuy nhiên, một số dự án gây hiểu nhầm và những phản ứng tiêu cực giữa những người tham gia, chủ yếu là do sự khác biệt về những nét văn hoá truyền thống và tính cách.
Luật pháp liên quan đến bảo vệ tài nguyên khảo cổ học
Như đã đề cập trước đó, bộ luật bảo vệ đầu tiên được ban hành dưới thời trị vì của Vua Rama IV đã tồn tại trong thời gian ngắn và chỉ được giới hạn trong việc bảo vệ các đền thờ hoàng gia. Năm 1934, bộ luật toàn diện đầu tiên đã được soạn thảo và sau đó được sửa đổi vào năm 1943 và 1961. Được gọi là các di tích cổ, cổ vật, vật liệu nghệ thuật và Đạo luật Bảo vệ Quốc gia năm 1961, đạo luật này được sửa đổi thêm vào năm 1992 dưới thời trị vì của nhà vua hiện tại, Bhumibol Adulyadej (Công báo Hoàng gia ngày 29 tháng 3 năm 1992). Ngoài ra, một số quy định riêng biệt, chẳng hạn như Đạo luật của Bộ Giáo dục và Thông báo của Cục Mỹ thuật, đã được ban hành đôi khi phù hợp với đạo luật năm 1961 (để biết chi tiết, xem FAD 2005).
Đạo luật năm 1960 cùng các quy định và sửa đổi bổ sung bao gồm nhiều định nghĩa về các điều khoản cụ thể, những quy định, các mẫu cho phép, luật sở hữu cá nhân, danh sách các di chỉ khảo cổ có nguy cơ bị phá hủy và các hình phạt đối với buôn bán và vận chuyển cổ vật trái phép. Không giống như các quốc gia khác như Hoa Kỳ và Úc, Thái Lan không có luật đặc biệt về các khu vực mộ táng, nơi chôn cất và tài sản thuộc riêng về các dân tộc thiểu số hoặc bản địa. Theo đạo luật năm 1961, bất cứ đồ vật nào chôn hay để lại trên đất công cộng thuộc về quốc gia.
Giáo dục cộng đồng
Sự quan tâm của công chúng đồi với các nguồn tài nguyên văn hóa là rất lớn, nó giống như việc công chúng trở thành động lực thúc đẩy bên cạnh những nỗ lực để bảo tồn quá khứ. Ở Thái Lan, trung tâm giáo dục chính thức đầu tiên cho cộng đồng về khảo cổ học là Khoa Khảo cổ học tại Đại học Silpakorn. Cơ sở này là trung tâm duy nhất đào tạo và tuyển dụng các nhà khảo cổ trong hơn một thập kỷ và hầu hết các nhà khảo cổ học Thái Lan đều được đào tạo ở đó. Các khóa học tập trung chủ yếu về khảo cổ học Thái Lan và những hiểu biết ơ bản về thực hành khảo cổ học với các  cấp độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Năm 2006, tôi bắt đầu dạy một khóa học đại học với tiêu đề Quản lý tài nguyên văn (CRM) ở Khoa Khảo cổ học của Đại học Silpakorn; đây là lần đầu tiên một khóa học như vậy được dạy ở Thái Lan, và tôi bắt đầu dạy môn học này từ đó cho tới nay. Năm 2008, chương trình thạc sĩ về Quản lý tài nguyên văn hóa được bắt đầu thực hiện ở Đại học Silpakorn.
Trong thập kỷ qua, nhiều trường học, cao đẳng và đại học khác, ví dụ như Đại học Thammasat, Đại học Khon Kaen, Đại học Chiang Mai, Đại học Srinakharintharawirot và một số trường cao đẳng khác (hầu hết là các trường cao đẳng sư phạm của trường đại học tổng hợp Rajabhat) đã phát triển các chương trình khảo cổ học và đã giới thiệu các khóa học khảo cổ học trong chương trình giảng dạy của họ, nhưng không cấp bằng về khảo cổ học. Các chương trình khảo cổ học vẫn chưa được giới thiệu ở các trường tiểu học và trung học cơ sở. Vì vậy, học sinh học rất ít về lịch sử và văn hoá Thái Lan trong trường học.
Bên cạnh giáo dục chính quy, kiến thức về quá khứ đã được chuyển tải đến công chúng thông qua các loại phương tiện giáo dục khác. Bảo tàng là một trong những trung tâm giáo dục không chính quy; tính đến năm 2009 trên cả nước, có hơn 40 bảo tàng công cộng do Văn phòng Bảo tàng Quốc gia điều hành. Ví dụ như năm 1995, chính phủ Thái Lan đã chi ngân sách khoảng 2 tỷ baht (khoảng 80 triệu đô la Mỹ) để xây dựng các viện bảo tàng tỉnh trên khắp cả nước.
Ngoài các bảo tàng của chính phủ, có nhiều bảo tàng tư nhân và các tổ chức công cộng như Bảo tàng xã hội Xiêm La, Công ty cổ phần Thành phố cổ (Muang Boran), Jim Tompson House, trung tâm nhân học Princess Maha Chakri Maha Chakri, và Bảo tàng Tiền sử tại Bệnh viện Siriraj của Đại học Mahidol. Ngoài ra còn có các nhóm tình nguyện viên khảo cổ, họ thỉnh thoảng tổ chức các chuyến khảo sát thực tế đến các điểm khảo cổ và lịch sử xung quanh Thái Lan cũng như các nước láng giềng như Lào, Miến Điện, Campuchia và Việt Nam. Đây là dấu hiệu cho thấy các chuyến khảo sát khảo cổ học hiện nay đang trở nên phổ biến ở Thái Lan. Từ năm 2001, đã có sự gia tăng số lượng tạp chí quảng bá du lịch tự nhiên và văn hoá ở Thái Lan và các nước láng giềng.
Các vấn đề lớn hiện tại
Những vấn đề chính liên quan đến việc quản lý nguồn tài nguyên khảo cổ ở Thái Lan về cơ bản tương tự như các vấn đề ở các nước khác trên thế giới. Chúng bao gồm nạn trộm cắp cổ vật, những xung đột giữa quan chức chỉnh phủ với người dân địa phương, bản chất của hợp đồng lao động đối lập với việc nghiên cứu, và những nhận thức khác nhaiu về giá trị của các nguồn tài nguyên văn hóa.
            Nạn trộm cắp
Nạn trộm cắp cổ vật dường như là một vấn đề không bao giờ kết thúc ở Thái Lan. Qua thời gian, nhiều địa điểm khảo cổ thời tiền sử và lịch sử đã bị khai quật trái phép. Trong nhiều trường hợp, các thương gia từ Bangkok thuê những kẻ cắp đi săn lùng các loại đồ cổ, như đồ gốm, vòng tay bằng đá, hạt chuỗi và vũ khí bằng đồng. Trong các di tích lịch sử, các loại hiện vật được ưa chuộng là hình ảnh của Phật và các yếu tố trang trí kiến trúc như rầm đỡ bằng đá, cửa sổ bằng gỗ và cửa ra vào của các tu viện Phật giáo.
            Đáng ngạc nhiên, một người đàn ông trong nhóm những kẻ cướp khi bị bắt đã thú nhận rằng ông ta đã học được cách đào bằng cách quan sát các nhà khảo cổ học trong khi họ đang làm việc. Một phụ nữ khác trong cùng một nhóm nói rằng họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc săn lùng tiền cổ vì họ nghèo và không sở hữu bất kỳ mảnh đất nào (Pumathon 1994: 28).
Các quan chức chính phủ đối lập với với người dân địa phương
Sự xung đột giữa các quan chức chính phủ và người dân địa phương phát sinh trong bối cảnh phục dựng các di tích hiện vẫn đang được sử dụng làm đền thờ hoặc các địa điểm linh thiêng. Điều này có thể là do những hiểu biết khác nhau về giá trị của nguồn tài nguyên khảo cổ học. Gần đây, có một phong trào của người dân ở tỉnh Lopburi diễn ra để phản đối việc khôi phục lại một tượng đài cổ trong thành phố. Các nhà khảo cổ từ Văn phòng khảo cổ học muốn tháo rời tượng đài và khôi phục lại bằng phương pháp Anastylosis, nhưng người dân ở trong tỉnh muốn biết lý do vì sao phải tháo rời tượng đài thành nhiều phần. Người dân lo lắng về sự phá hủy của tượng đài vì nó có giá trị tinh thần to lớn đối với người dân trong tỉnh (xem Suncharoen 1995: 8).
Trong một trường hợp khác, Văn phòng khảo cổ đã xây dựng lại một ngôi chùa lớn, Wat Chedi Luang, ở Chiang Mai, miền bắc Thái Lan, mà không có điều tra đầy đủ và lắng nghe ý kiến cộng đồng. Sự phục hồi không chính xác của ngôi chùa đã gây thất vọng lớn cho người dân địa phương và các học giả đến nỗi họ đã tổ chức một cuộc họp để ngăn chặn công việc (Suksawasdi 1993).
Có rất ít các nhà khảo cổ học được đào tạo bài bản trong các cơ quan chính phủ-hầu hết các nhà khảo cổ của chính phủ chỉ được đào tạo cơ bản và có ít kinh nghiệm về khảo cổ học. Họ thường xuyên phải đối mặt với nhiều vấn đề bởi họ được phân công để thực hiện công việc mà họ không được đào tạo.
Vấn đề về hợp đồng lao động
Hiện nay, việc bảo tồn và phục dựng các di tích khảo cổ học và các tòa nhà, kiến trúc lịch sử nằm trong tay của các kỹ thuật viên chứ không phải là các nhà khảo cổ học. Từ cách tiếp cận thực tiễn và học thuật, các nhà khảo cổ học nên nghiên cứu các thông tin thiết yếu trước khi quá trình phục dựng bắt đầu, nhưng thường thì nhiệm vụ đó là để các kỹ thuật viên. Tôi không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng đầy đủ hoặc lời giải thích rõ ràng về lý do tại sao vấn đề này xảy ra, nhưng rất có thể là nghiên cứu đang được đưa đến các kỹ thuật viên bởi vì không có đủ các nhà khảo cổ học trong nước để thực hiện công việc. Nó cũng có thể liên quan đến đạo đức của các học viên. Những kỹ thuật viên này thiếu kiến thức về khảo cổ học cơ bản, và họ có thể không hiểu biết rõ về giá trị của các nguồn tài nguyên văn hoá. Họ dường như muốn kết thúc công việc của mình càng sớm càng tốt vì thời gian và những hạn chế về tài chính. Do đó, nhiều thông tin có giá trị đã bị mất đi. Ví dụ, trong việc khôi phục một tàn tích cổ xưa ở Ratchaburi, công nhân của một công ty hợp đồng đã phục dựng lại phế tích cổ bằng cách tháo dời trước và sau đó tái tạo lại nó. Thật không may, những người công nhân này đã không biết hình dạng ban đầu của tượng đài là như thế nào. Kết quả của công việc của họ là đáng nghi ngờ, cả về tính thẩm mỹ và khảo cổ học.
Những nhận thức khác nhau về giá trị của các nguồn tài nguyên văn hoá
Sự xung đột giữa các chuyên viên CRM và người dân địa phương đã xảy ra do nhận thức khác nhau về giá trị của các nguồn tài nguyên văn hoá. Các nhà khảo cổ học hoặc các chuyên viên CRM có xu hướng tập trung vào giá trị thông tin và kinh tế của các nguồn tài nguyên khảo cổ học, trong khi người dân địa phương xem xét thông qua giá trị tâm linh hoặc tượng trưng. Một ví dụ điển hình là một ngọn đồi nhỏ đơn giản gần một ngôi chùa ở một ngôi làng của tỉnh Nakhon Phnom. Những người dân sống bên ngoài có thể coi đây chỉ là một khu vực tự nhiên bình thường trong khu vực, nhưng đối với người dân trong làng, đó là "nơi thiêng liêng" theo niềm tin của họ. Hàng năm, dân làng thực hiện nghi lễ tôn giáo và lễ kỷ niệm tại nơi, đây cũng là một điểm gặp gỡ quan trọng giữa người Lào và Thái Lan (Vallibhotama 1992: 211).
Năm 2006, tôi đã tiến hành nghiên cứu về nhận thức bản địa và kiến thức về khảo cổ học ở một ngôi làng xa xôi ở trung tâm Thái Lan, tại đây có một bảo tàng khảo cổ học. Nghiên cứu cho thấy phần lớn số người được hỏi (41%) cho rằng khảo cổ học là nghiên cứu về xương của con người, trong khi chưa tới một nửa số đó (17%) liên tưởng khảo cổ đến lịch sử cổ đại hoặc quá khứ (xem Bảng 13.1).

Table 13.1. Public Knowledge and Perception about Archaeology in a Thai Village in Central Thailand
Question: “What do you think of when you hear the word ‘archaeology?’” (N=85)
“Archaeology” in villagers’ perceptions Percentage of answers
Human skeletal remains 41.18
Artifacts 23.53
Ancient history/the past 17.65
Ceramics/ancient ornaments (beads, bracelets) 14.12
Ban Chiang a 9.41
Ban Pong Manao b 2.35
a. Ban Chiang is a widely known prehistoric site in the northeast because it is a cultural World Heritage site.
b. Ban Pong Manao is an Iron Age site where an archaeological site museum is located; it is also the name of the village where the research was conducted.
Kết luận và khuyến nghị
Việc quản lý các nguồn tài nguyên văn hoá ở Thái Lan vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Những thay đổi đối với luật pháp và chính sách là rất quan trọng để quản lý các nguồn tài nguyên văn hoá này. Để giảm thiểu tranh cãi, luật bảo tồn nên được mở rộng ra với sự tham gia của công chúng, tạo cơ hội cho công chúng tham gia vào các quyết định và hành động.
Sự hợp tác giữa Cục Mỹ thuật và các cơ quan và tổ chức khác của tư nhân và cơ quan chính phủ và sự lắng nghe ý kiến của cộng đồng, ở cả cấp địa phương và cấp quốc gia (ví dụ như Bộ Nông nghiệp, Bộ Giáo dục, Cục Đường cao tốc, Cục Tôn giáo, Cục Thuỷ lợi Hoàng gia, các CLB bảo tồn di sản văn hoá nghiệp dư, các cơ quan hành chính huyện, trưởng thôn, và thống đốc các tỉnh) sẽ giúp nâng cao chất lượng của chương trình quản lý.
Văn phòng Khảo cổ của Cục Mỹ thuật cần xây dựng mạng lưới toàn quốc và toàn cầu trong những năm tới, đồng thời một chương trình giáo dục cộng đồng mạnh nên được coi là một phần trong chiến lược thiết yếu để thay đổi thái độ của công chúng đối với quá khứ.
Nên nhớ rằng những người dân sống gần các địa điểm là những người bảo vệ tốt nhất các nguồn tài nguyên văn hoá. Một khi người dân nhận ra giá trị và ý nghĩa của các nguồn tài nguyên văn hoá, việc bảo vệ và quản lý tài nguyên văn hóa sẽ thành công hơn nhiều.
Cuối cùng, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, Văn phòng khảo cổ học của Cục Mỹ thuật cũng nên xây dựng các mối quan hệ đồng minh toàn cầu với các tổ chức quốc tế và các chuyên gia, không chỉ trong Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) và Hội đồng quốc tế về Di tích và Di sản (ICOMOS), mà Thái Lan là một thành viên trong đó mà còn với các tổ chức phi lợi nhuận khác ở các nước Đông Nam Á, như Heritage Watch ở Campuchia, và các khu vực rộng hơn trên thế giới, như Quỹ Getty, Đại hội Khảo cổ Thế giới và Sở Công viên quốc gia (National Park Service) ở Hoa Kỳ.  
Lời cảm ơn
Tôi thực sự biết ơn đối với những bình luận, đóng góp và gợi ý từ nhiều cá nhân bao gồm William D. Lipe, Karl L. Hutterer, Pisit Charoenwongsa, và Rasami Shoocongdej. Tuy nhiên, nếu có bất cứ lỗi nào xuất hiện trong bài, đó hoàn toàn là lỗi của tôi.
Tài liệu tham khảo trích dẫn
  • Bhumadhon, Phuthorn
1994 The Treasure Hunter at Ban Wang Sai, Lopburi: A Problem of Archaeological Site in Thailand. Matichon Newspaper. Sept. 17, pp. 28. Byrne, Denis
1991 Western Hegemony in Archaeological Heritage. History and Anthropology 5:269–76.
1995 Buddhist Stupa and Tai Social Practice. World Archaeology 27(2):266–81. Charoenwongsa, Pisit
1994 Managing Thailand’s Archaeological Resources. Paper presented at the 15th Indo-Pacific Prehistory Association (IPPA) Congress, January 5–12, Chiang Mai, Thailand.
Cleere, Henry (editor)
1989 Archaeological Heritage Management in the Modern World. Unwin Hyman, London.
  • Fine Arts Department (FAD)
1968 A Compilation of Royal Proclamations of King Rama IV, B.E. 2394–2404 (in Tai). Published on the occasion of the royal cremation ceremony of Phra Mahaphodhiwongsacharn Inthachotathern, November 9, Bangkok. 1989 National Museums in Thailand (in Tai).  Fine Arts Department, Bangkok.
1990 Theory and Practice in Preservation and Restoration of Ancient Monuments and Archaeological Sites (in Tai). Technical series n0.1/ 2532(1989), Office of Archaeology, Bangkok.
2005 Ancient Monuments, Ancient Objects, Art Objects, and the National Museum Act of 1961(in Tai). Fine Arts Department, Bangkok.
  • Fowler, Don D.
1982 Culture Resources Management. In Advances in Archaeological Method and Theory, vol. 5, edited by Michael B. Schiffer, pp. 1–50. Academic Press, New York.
Glover, Ian
1993 Other People’s Past: Western Archaeologists and Tai Prehistory. Journal of the Siam Society 80(1):45–53.
Hunter, John, and Ian Ralston (editors)
1993 Archaeological Resource Management in the U.K. Alan Sutton Publishing, Dover, N.H. Hutt, Sherry, Elwood W. Jones, and Martin E. McAllister
1992 Archaeological Resources Protection. National Trust for Historic Preservation, Washington, D.C.
Kasetsiri, Charnvit
1979 Tai Historiography from Ancient Times to the Modern Period. In Perceptions of the Past in Southeast Asia, edited by Anthony Reid and David Marr, pp. 156–70. Heinemann Educational Books, Singapore.
  • Kerber, Jordan E.
1994 Introduction. In Cultural Resource Management, edited by Jordan E. Kerber, pp. 1–14. Bergin and Garvey, Westport, Conn.
  • Ketudhat, Pthomrerk 1995 Development of Archaeology in Thailand. Muang Boran Journal 21(1–4): 15–44.
  • Lipe, William D.
1984 Value and Meaning in Cultural Resources. In Approaches to the Archaeological Heritage, edited by Henry Cleere, pp. 1–10. Cambridge University Press, Cambridge.
1985 Conservation for What? In Proceedings 1984, edited by William J. Mayer-Oakes and Alice W. Portnoy, pp. 1–2. American Society for Conservation Archaeology.
  • Lipe, William D., and A. J. Lindsay, Jr. (editors)
1974 Proceeding of the 1974 Cultural Resource Management Conference, Museum of Northern Arizona, Technical Series no. 14, Flagstaff, Ariz.
  • McKinlay, J. R., and K. L. Jones (editors)
1979 Archaeological Resource Management in Australia and Oceania. New Zealand Historic Places Trust, Wellington.
Musigakama, Nikhom
1995 A Practical Guide to the Preservation and Restoration of Ancient Monument (in
Tai). Fine Arts Department, Bangkok.
  • Pumathon, Puthorn
1994 The Treasure Hunter at Ban Wang Sai, Lopburi: A Problem of Archaeological Site in Thailand (in Tai). Matichon Newspaper. September 17, p. 28.
Sangruchi, Koranee
1992 Cultural Resource Management. Unpublished paper (in Tai), Faculty of Sociology and Anthropology, Thammasat University, Bangkok.
  • Smith, George S., and John E. Ehrenhard (editors)
1991 Protecting the Past. CRC Press, Boca Raton.
  • Suksawasdi, Surasawasdi M. L.
1993 The Recent Restoration of Phra Chedi Luang: Problems and Solutions. Muang Boran Journal 19(2):155–71.
Suncharoen, Chutima
1995 People of Lopburi Ask for the Return of Ancient Monument (in Tai). Jud Pra Kai Newspaper. February 16, p. 8.
  • Suwannathat-Pian, Kobkua
1995 Thailand's Durable Premier: Phibun through Tree Decades 1932–1957. Oxford University Press, Kuala Lumpur.
Syamananda, Rong
1993 A History of Thailand. 3rd ed. Tai Watana Panish Press, Bangkok. Vallibhotama, Srisakra
1992 Preservation of Ancient Monuments and Objects: Problem and Solutions. In 3rd Conservation of Natural Resources and Environments of Thailand (in Tai), edited by Parinya Nutalai, Tongchai Phansawat, and Wanchai Sophonsakulrat, pp. 205–14. FARE, Bangkok. Vella, Water F.
1978 Chaiyo!: King Vajiravudh and the Development of Tai Nationalism. University of Hawaii Press, Honolulu.
  • Wyatt, David K.
1984 Thailand: A Short History. Yale University Press, New Haven.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây