Khảo cổ học công chúng/cộng đồng là gì?
MOA
2021-10-11T16:05:30+07:00
2021-10-11T16:05:30+07:00
https://ma.ussh.vnu.edu.vn/vi/nghien-cuu/quan-ly-tai-nguyen-van-hoa-cultural-resources-management/khao-co-hoc-cong-chung-cong-dong-la-gi-17.html
/themes/default/images/no_image.gif
Bảo tàng Nhân học
https://ma.ussh.vnu.edu.vn/uploads/ma/logo-btnh_1.png
Thứ sáu - 04/06/2021 10:49
What is Public Archaeology?
By K. Kris Hirst
Updated March 08, 2017
Source: https://www.thoughtco.com/what-is-public-archaeology-172258
Lược dịch: Nguyễn Huy Nhâm-Bảo tàng Nhân học
Khảo cổ học Công chúng/Public archaeology (được gọi là Khảo cổ học Cộng đồng/Community Archaeology ở Vương quốc Anh) là hoạt động trình bày và giải thích dữ liệu khảo cổ cho công chúng. Nó tìm cách thu hút sự quan tâm của công chúng, truyền tải những gì mà các nhà khảo cổ học đã học được, thông qua sách báo, tờ rơi, các trưng bày bảo tàng, bài giảng, chương trình truyền hình, websites, và các cuộc khai quật mở cho du khách tham quan hoặc tham gia.
Thông thường, khảo cổ học công chúng có một mục tiêu được nêu rõ ràng là khuyến khích việc bảo tồn các tàn tích khảo cổ, và trong một số trường hợp, chính phủ tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu khai quật và bảo tồn gắn với các dự án xây dựng. Các dự án được nhà nước tài trợ như vậy là một phần của Quản lý Di sản/Heritage Management (HM) hoặc Quản lý Tài nguyên Văn hóa/Cultural Resource Management (CRM).
Phần lớn các cuộc khảo cổ công chúng được tiến hành bởi các bảo tàng, các hội lịch sử và hiệp hội khảo cổ học chuyên nghiệp. Càng ngày các nghiên cứu về CRM ở Hoa Kỳ và Châu Âu càng đóng vai trò là một thành phần không thể thiếu trong khảo cổ học công chúng với lập luận rằng kết quả nghiên cứu do cộng đồng tài trợ thì nên được trả lại cho cộng đồng.
Khảo cổ học Công chúng và Đạo đức
Các nhà khảo cổ phải đối mặt với một loạt các cân nhắc về đạo đức khi phát triển các dự án khảo cổ công chúng. Những cân nhắc về đạo đức bao gồm giảm thiểu cướp bóc và phá hoại, không khuyến khích buôn bán cổ vật quốc tế và các vấn đề về quyền riêng tư liên quan đến những người được nghiên cứu.
Cướp bóc: Làm cho công chúng biết đến vị trí của một địa điểm khảo cổ hoặc lan truyền thông tin liên quan đến bộ sưu tập hiện vật được thu được từ một địa điểm đã biết có thể khiến nó trở nên hấp dẫn đối với những kẻ trộm cướp cổ vật.
Phá hoại: Nhiều vấn đề của nghiên cứu khảo cổ học khó được công chúng chấp nhận, chẳng hạn như các vấn đề về sự khác biệt giữa các nền văn hóa và văn hóa cư xử trong quá khứ của người hiện đại. Báo cáo thông tin về quá khứ khiến một nhóm văn hóa riêng biệt trông kém lý tưởng hơn (ví dụ: bằng chứng về nô dịch hoặc ăn thịt đồng loại ), hoặc nâng cao nhóm này hơn nhóm khác có thể dẫn đến hành vi phá hoại có mục tiêu đối với di tích.
Thương mại quốc tế: Các luật cấm buôn bán quốc tế các hiện vật trộm cướp được từ các địa điểm khảo cổ không nhất quán và cũng không được tuân nghiêm ngặt. Việc trưng bày các bức ảnh về các đồ vật quý giá được phục hồi từ các địa điểm khảo cổ được cho là khiến những đồ vật đó trở nên đáng sở hữu hơn, và do đó có thể vô tình khuyến khích việc buôn bán cổ vật, điều này có thể dẫn đến nạn cướp bóc diễn ra mạnh mẽ hơn.
Các vấn đề về quyền riêng tư: Trình bày dữ liệu khảo cổ tiết lộ thông tin thế tục hoặc tôn giáo về một nhóm cụ thể có thể gây khó chịu cho các nhóm đó, đặc biệt nếu các thành viên của nhóm không phải là người tham gia nghiên cứu.
Trình bày mạch lạc Khảo cổ học Công chúng?
Thành thật mà nói thì câu trả lời là “không”. Nghiên cứu khảo cổ có xu hướng tiết lộ một phần sự thật về quá khứ, được tô màu bởi một loạt các định kiến của những người khai quật, và các ghi chép khảo cổ về các mảnh vỡ và đống đổ nát. Tuy nhiên, dữ liệu đó thường tiết lộ những điều về quá khứ mà mọi người không muốn nghe. Vì vậy, nhà khảo cổ học công chúng đứng giữa việc tôn vinh quá khứ và khuyến khích bảo vệ quá khứ, tiết lộ một số sự thật khó chịu về con người là như thế nào và ủng hộ việc đối xử công bằng và đạo đức giữa con người và nền văn hóa ở khắp mọi nơi.
Các chương trình Khảo cổ học công chúng
Đây chỉ là một số ít trong số rất nhiều chương trình khảo cổ công chúng hiện có trên thế giới.
- Community Archaeology Ltd, Yorkshire, England
- Florida Public Archaeology Network, based in Pensacola
- Yates Community Public Archaeology, Carol McDavid's pioneering program on the Levi Jordan Plantation in Brazzoria, Texas
- Public Archaeology Facility research center at University of Binghamton
- The Dirt on Public Archaeology, blog
- Public Archaeology Laboratory, CRM firm based in Rhode Island
- Center for Heritage Resources Studies, Maryland
- Peralta Hacienda Park, Oakland California
Xem thêm những định nghĩa khác của Khảo cổ học Công chúng