Bình gốm Nhơn Thành

Thứ tư - 09/06/2021 11:34
Bảo vật Quốc gia
Bình gốm Nhơn Thành
Tên gọi: Bình gốm Nhơn Thành
Quyết định công nhận bảo vật: Số 1821/QĐ-TTg ngày 24/12/2018
Hiện đang trưng bày và lưu giữ tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ, ký hiệu BTCT.627/IIN.198.
Phát hiện: Tại Di chỉ Nhơn Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền,  Tp. Cần Thơ
Chất liệu: Đất nung
Niên đại: Thế kỷ V, Văn hóa Óc Eo
Tình trạng: Nguyên vẹn



Kích thước: cao 26,3cm; chu vi thân 83,5cm; đường kính miệng 12cm; đường kính đáy 11cm. Trọng lượng: 2500gram
Bình gốm có vòi, xương gốm mịn, mỏng và cứng chắc. Áo gốm màu vàng nhạt. Miệng bình loe xiên cong (loại 2c theo phân loại khảo cổ học), cổ hình ống cong nhẹ ở giữa, vai bình tròn nở đều và thu tròn nhỏ dần xuống đáy. Trên vai có gắn vòi bình loại xiên cong hướng lên trên, có gờ nhẫn ở gần đầu vòi, chân đế thấp dáng loe choãi, mép vuốt tròn đơn giản. Loại bình này phổ biến và đặc trưng trong giai đoạn văn hóa Óc Eo phát triển    
Giá trị tiêu biểu: Bình gốm được phát hiện ở di chỉ Nhơn Thành còn trong tình trạng nguyên vẹn, hoàn hảo, là tiêu bản bình có vòi còn nguyên vẹn nhất trong văn hóa Óc Eo. Hiện vật đã phản ánh được sự hội tụ, kết tinh đỉnh cao của kỹ thuật thủ công chế tác gốm, cũng như tư duy thẩm mỹ độc đáo, có sự kết hợp từ sự trao đổi, giao thoa văn hóa, tôn giáo giữa văn hóa bản địa của cư dân Óc Eo ở đồng bằng sông Cửu Long với bên ngoài (Ấn Độ) giữa vào giữa thiên niên kỷ I, từ đó tạo ra sản phẩm đồ gốm đặc sắc riêng có, trở thành một nét đặc trưng nổi bật của văn hóa giai đoạn này. Với nguồn gốc rõ ràng, giá trị thẩm mỹ cao, bình gốm có vòi Nhơn Thành không chỉ là một di vật tiêu biểu, quý hiếm của nền văn hóa Óc Eo, mà còn là một sản phẩm văn hóa vật chất quan trọng, minh chứng cho một giai đoạn lịch sử phát triển rực rỡ của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, đất Nam Bộ nói chung.
                                                              Lâm Anh sưu tầm và biên soạn

Tài liệu tham khảo:
  1. http://dsvh.gov.vn/binh-gom-nhon-thanh-3082
  2. Bùi Chí Hoàng (cb): Khảo cổ học Nam Bộ thời Sơ sử, Nxb KHXH, Hà Nội, 2018, tr.530


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây