Toạ đàm Từ liên văn bản đến liên văn hóa: các thao tác trong nghiên cứu so sánh và phỏng dựng kiến trúc Một Cột thời Lý

Thứ ba - 01/06/2021 16:20
Toạ đàm: Từ liên văn bản đến liên văn hóa: các thao tác trong nghiên cứu so sánh và phỏng dựng kiến trúc Một Cột thời Lý
Diễn giả: PGS.TS. Trần Trọng Dương
Bình luận: TS. Nguyễn Văn Anh, Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV.
Chủ trì: PGS.TS. Đặng Hồng Sơn, Giám đốc Bảo tàng Nhân học
Thời gian: 14:00 chiều thứ sáu, ngày 22/01//2021
Địa điểm: Bảo tàng Nhân học, tầng 3 nhà D, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Trân trọng kính mời Quý vị và các bạn quan tâm tham dự.
Hân hạnh được đón tiếp!
Toạ đàm Từ liên văn bản đến liên văn hóa: các thao tác trong nghiên cứu so sánh và phỏng dựng kiến trúc Một Cột thời Lý
LỜI DẪN
“Từ liên văn bản đến liên văn hóa: các thao tác trong nghiên cứu so sánh và phỏng dựng kiến trúc Một Cột thời Lý”
Nghiên cứu kiến trúc cổ thời Lý vốn là một công việc cần phải sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau, với các thao tác, các phương pháp của nhiều chuyên ngành khoa học như văn bản học, sử liệu học, bi ký học, khảo cổ học, Phật học, mỹ thuật học lịch sử, biểu tượng học…. Trong thời điểm hiện nay, các ngành khoa học ngày càng xích gần lại nhau hơn, các nhà khoa học đang trăn trở với nhiều hướng đi mới, với những câu hỏi về phương pháp luận, về những hệ vấn đề cần giải quyết, về một lộ trình làm việc phù hợp để có thể xích gần hơn đến các lý thuyết mới và hòa nhập với các khuynh hướng của giới nghiên cứu quốc tế. Vì thế, Bảo tàng Nhân học tổ chức buổi thuyết trình “Từ liên văn bản đến liên văn hóa: các thao tác trong nghiên cứu so sánh và phỏng dựng kiến trúc Một Cột thời Lý” nhằm để diễn giả và các cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên cũng như các bạn sinh viên có thể tiến hành trao đổi, chia sẻ và thảo luận những vấn đề bếp núc cụ thể của nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc.
_______________________________________________________________
VÀI NÉT VỀ DIỄN GIẢ: Trần Trọng Dương
Sinh năm: 1980. Tiến sĩ ngữ văn, chuyên ngành Hán Nôm. Công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, giảng viên sau đại học của Học viện Khoa học xã hội- Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Các lĩnh vực quan tâm: văn bản học, văn hiến học, biểu tượng tôn giáo, lịch sử cổ trung đại Việt Nam.
Các tác phẩm tiêu biểu: Tư tưởng nhân bản của Nho học Tiên Tần (Đồng hiệu đính, 2005), Thiền tông khóa hư ngữ lục (khảo cứu, phiên chú, 2009), Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt qua các bản dịch Khóa hư lục (biên soạn, 2012), Kiến trúc một cột thời Lý (khảo chính, 2013), Nguyễn Trãi quốc âm từ điển (biên soạn, 2014), Di sản Hán Nôm đình Chèm (hiệu đính, 2015) và trên 70 bài viết trên các tạp chí khoa học.
Một số bài báo liên quan đến chủ đề thảo luận:
1.Trần Trọng Dương. Từ thế giới quan Phật giáo, khảo về kiến trúc một cột tại chùa Diên Hựu đời Lý. Tc Nghiên cứu và Phát triển. Huế. 11-2012.
2.Trần Trọng Dương. Truy tìm loài thú lạ trên mái chùa Một Cột. Tc Tia sáng, số tháng 03/2012.
3.Trần Trọng Dương. Biểu tượng núi vũ trụ Tu Di- Meru trong văn hóa Việt Nam và châu Á. Tc Nghiên cứu Mỹ thuật- Đại họcMỹ thuật. 06/ 2012. tr.23-36.
4.Trần Trọng Dương. Xi Vẫn- Xi vỹ và các xu hướng biến đổi trong văn hóa Việt Nam và Đông Á. TC Nghiên cứu Mỹ thuật- Đại họcMỹ thuật, số 02 (02), 06/2014. 2014. tr.24- tr.33.
5.Trần Trọng Dương. Biểu tượng sóng nước và núi non trong mỹ thuật thời Lý- Trần, TC Nghiên cứu Mỹ thuật- Đại họcMỹ thuật. 01/2015.
6.Trần Trọng Dương. Rồng Lý Trần: biểu tượng lưỡng trị của Nho giáo Phật giáo thế kỷ X- XIV. Tạp chí Khoa học Xã hội. 02/2015. P.87-94.
7.Trần Trọng Dương. 2015. Lược khảo về biểu tượng thanh long trong văn hóa Việt Nam. TC Di sản, số 08/2015. Tr.42-45.
8.Trần Trọng Dương. 2015. Từ điển tích Long sinh cửu tử tới hình mẫu trong mỹ thuật cổ. Tc. NC Mỹ Thuật. số 1/2016.
9.Trần Trọng Dương, Đào Xuân Ngọc, “Typology of the Mandala Buddhist Architecture of the Ly Dynasty from Archeological Findings and Writings on Stelae”. Vietnamese Studies, N02 (204) 2017, p.5-23
10. Trần Trọng Dương (khảo chính), Kiến trúc Một cột thời Lý, Nxb Hồng Đức, 2013.
Liên hệ với diễn giả: trantrongduonghn@gmail.com
Trang cá nhân: http://trantrongduong.blogspot.com/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây