BẢO TÀNG NHÂN HỌC TRONG HỆ THỐNG BẢO TÀNG VIỆT NAM

Thứ hai - 11/10/2021 08:52
TS. Đặng Văn Bài
Nguồn: http://dsvh.gov.vn/Upload/files/Tap%20chi%20DSVH/So%2014/1411_Bao%20tang%20Nhan%20hoc%20trong%20he%20thong%20bao%20tang%20Viet%20Nam.pdf

Đôi điều nhận thức về Bảo tàng Nhân học với tư cách là một thiết chế văn hóa
Về vai trò và vị trí của bảo tàng trong đời sống xã hội, các tác giả cuốn Cơ sở bảo tàng học, do Bảo tàng Cách mạng Việt Nam dịch từ nguyên bản tiếng Anh, xuất bản vào năm 2000 ở Hà Nội, đã có những nhận định sáng suốt: Các bảo tàng là để dành cho con người và do đó tương của bảo tàng phụ thuộc vào việc tự nâng cấp, tự phát triển để đáp ứng nhu cầu đã được thị trường chỉ rõ. Điều đó chứng tỏ con người đương đại và con người thuộc các thế hệ tương lai sẽ là đối tượng phục vụ của bảo tàng. Và do đó, các bảo tàng cần có chiến lược và định hướng phát triển phù hợp nhằm thỏa mãn tối đa các nhu cầu phong phú và đa dạng của con người.
Nhu cầu mà xã hội đặt ra cho Bảo tàng Nhân học (thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) là góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu giảng dạy và học tập của thày trò Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thông qua các phương tiện bảo tàng với tư cách là giáo trình hay “sách giáo khoa thị giác” – Các giáo sư và giảng viên của Trường được thỏa mãn nhu cầu nghiên cứu và có phương tiện giáo cụ trực quan tương thích để truyền thụ kiến thức cho sinh viên, còn sinh viên thì có môi trường thuận lợi để tự học, tự đào tạo và tự nghiên cứu.
Trong cuốn sách bàn luận về con người, nhà Đông phương học Hoành Sơn quan niệm “chỉ có con người mới có văn hóa, để rồi văn hóa tạo nên khuôn mặt “người” của nó và đây là tính nhân văn của văn hóa. Nhưng văn hóa luôn là sản phẩm chung của một xã hội và nó phản chiều ra ngoài cái tâm thức bên trong của xã hội ấy và đây là tính xã hội của văn hóa”[1].
Trong cuốn Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa, Đỗ Lai Thúy đưa ra khái niệm thời đại văn hóa và mẫu người văn hóa” “Thời đại văn hóa là khoảng thời gian lịch sử mà ở đó văn hóa bộc lộ những tính chất giống nhau, từ đó hình thành những lớp người có một diện mạo tinh thần giống nhau: Mẫu người văn hóa. Như vậy, mẫu người là sự ngưng kết của thời đại văn hóa, là nhân cách văn hóa tiêu biểu cho một thời đại văn hóa”[2].
Xem chi tiết tại file đính kèm bên dưới.

 
 
[1] Hoành Sơn: Con người, Nxb VHTT, HN, 2005, tr.63.
[2] Đỗ Lai Thúy: Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa, Nxb. VHTT, HN, 2005, TR.67.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây